Co-loading/Co-loader là hai thuật ngữ liên quan thường được nhắc đến khi nói về hàng Consol. Thế nhưng, dù được sử dụng phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy Co-loading là gì? Co-loader là gì? và hàng consol được định nghĩa như thế nào? Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Lê Nguyễn Logistics.
1. Hàng consol là gì?
Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, họ thường không hiểu rõ hàng consol là gì? Consol là cụm từ được sử dụng để chỉ cho loại hàng nào? Thực chất, consol là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hàng LCL (Less than Container Load). Trong tiếng Việt, LCL có nghĩa là hàng xếp không đủ một container hay hàng xếp thiếu.
Theo đó, hàng consol được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu để mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi mà chủ hàng không có đủ hàng để đóng đầy một container. Do đó, để vận chuyển được lô hàng đó, họ bắt buộc phải ghép hàng hóa của mình với lô hàng của người khác trong một container và chuyển đi.
Và để hàng hóa có thể ghép chung với lô hàng khác, các công ty dịch vụ chuyên gom hàng sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ với nhau. Sau khi tìm được những lô hàng phù hợp, họ sẽ tiến hành sắp xếp, phân loại, làm chứng từ, đóng hàng vào container và vận chuyển số hàng đó từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Nghiệp vụ kết hợp nhiều lô hàng lẻ với nhau được gọi là gom hàng hay Consolidation.
2. Co-loading là gì?
Bên cạnh câu hỏi hàng consol là gì thì câu hỏi Co-loading là gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, Co-loading là thuật ngữ có thể hiểu theo hai trường hợp:
- Đây là hoạt động đem hàng lẻ (LCL) của một Forwarder (đại lý giao nhận) hoặc của Consolidator (người gom hàng) ghép chung với Master Consolidator (người gom hàng cao hơn).
- Hoặc hoạt động mang hàng nguyên container (FLC) ghép chung với NVOCC (Công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường biển). Ở trường hợp này NVOCC là công ty kinh doanh vận tải đường biển (gần giống với Forwarder), nhưng họ không sở hữu tàu vận chuyển. Tuy nhiên, họ lại sở hữu vỏ container và có thể cho thuê để khai thác sử dụng.
Trong hoạt động Co-loading, các Forwarder ở đây chỉ là người vận chuyển thứ cấp chứ không phải là đại lý của hãng tàu.
3. Co-loader là gì?
Đi kèm với thuật ngữ Co-loading thì Co-loader cũng là cụm từ được nhắc đến và sử dụng phổ biến. Vậy Co-loader là gì? Thực chất, Co-loader được hiểu là những người mang hàng hóa của mình đi ghép chung với lô hàng của người khác. Còn những người nhận hàng của Co-Loader lại được gọi là Master Loader (cao hơn 1 bậc so với Co-loader).
Khi thực hiện hoạt động ghép hàng, Co-loader sẽ tiến hành thu cước và cấp House Bill (HBL) của mình cho người gửi hàng thực tế (Real Shipper). Đồng thời, họ cũng sẽ trả cước và nhận consol B/L (Bill của hàng consol) từ Master Loader. Trong khi đó, Master Loader sẽ trả cước và nhận Master Bill cho container consol từ hãng tàu.
Trong trường hợp này, bản thân Co-loader có thể đóng vai trò làm nhiều người khác nhau. Họ có thể là người bán lại cước hàng lẻ, người gom hàng lẻ hoặc là người gom hàng nguyên container. Thậm chí, họ có thể kết hợp nhiều vai trò với nhau tùy thuộc vào tình huống kinh doanh và vị trí thực tế của họ.
4. Vai trò của Co-loading trong giao nhận hàng hóa
Trong hoạt động giao nhận hàng hóa, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu, Co-loading có vai trò rất quan trọng. Không những giúp hoạt động vận tải diễn ra suôn sẻ, ít bị gián đoạn, Co-loading còn mang đến nhiều một số vai trò như:
- Trung gian giúp Forwarder “tháo gỡ” khó khăn khi thiếu hàng: Trong trường hợp Forwarder không đủ hàng để tự mình mở container consol để hàng được chuyển đi kịp chuyến tàu đã Booking với khách hàng thì họ có thể sử dụng dịch vụ Co-loading. Dịch vụ này sẽ giúp hàng của Forwarder được ghép chung với nhiều lô hàng khác để chuyển đi đúng hẹn.
- Co-loading giúp Forwarder tránh được lãng phí hoặc bị lỗ nếu họ tự mở container consol khi lượng hàng không đủ. Bởi nếu tự thực hiện mở container consol họ có thể mất uy tín với khách hàng trong trường hợp bị lỗ.
- Forwarder muốn có giá cước tốt hơn, dịch vụ chất lượng hơn hoặc nhận được tiền Refund cao hơn từ Master Consolidator.
- Forwarder có thể dễ dàng nhận vận chuyển hàng hóa của khách đến những địa điểm mà họ không có dịch vụ khi sử dụng Co-loading. Theo đó, dù khách cần chuyển hàng đến bất cứ địa điểm nào họ cũng có thể đảm nhận hoạt động vận chuyển.
5. Những lợi ích mà Co-loading mang lại cho các bên tham gia
Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải, Co-loading còn mang đến nhiều lợi ích cho các bên tham gia vào lĩnh vực này. Cụ thể gồm có:
- Co-loader sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng với lịch tàu linh hoạt, giá cước phải chăng. Thậm chí, họ có thể giúp khách hàng giảm lỗ hoặc tăng thêm lợi nhuận hiệu quả.
- Master Loader sẽ tận dụng hết dung tích của container consol để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Do đó, họ có thể vận chuyển hàng hóa với giá cước cạnh tranh hơn rất nhiều.
- Hãng tàu sẽ nhận thêm container từ các chủ container consol, từ NVOCC hoặc hãng tàu khác. Đồng thời, họ sẽ tận dụng hết các slot trên tàu hiệu quả.
- Khách hàng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc Co-loading. Họ có thể chủ động sắp xếp thời gian xuất hàng để giao hàng đúng hẹn với người nhập khẩu. Đồng thời, họ cũng nhận được dịch vụ tốt đi kèm với giá cước cạnh tranh.
Tóm lại, trong hoạt động vận tải hàng consol, Co-loading và Co-loader là những “phần” không thể thiếu. Bởi, nếu thiếu đi một trong hai “phần” này thì hoạt động vận tải sẽ bị gián đoạn và khó thực hiện suôn sẻ. Do đó, khi vận chuyển hàng lẻ (hàng LCL) bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về hai thuật ngữ này để “bỏ túi” thêm cho mình nhiều kiến thức quan trọng.
Liên hệ
Hotline/ Zalo: 0813892889
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng