Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Connection vessel / Feeder vessel là hai thuật ngữ được mọi người nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, với những người lần đầu tham gia vào lĩnh vực này, họ thường không biết cụm từ này có nghĩa là gì? Sử dụng để biểu thị cho điều gì? Do đó, để giúp mọi người nắm được thông tin chi tiết về hai thuật ngữ này, bài viết dưới đây của Lê Nguyễn Logistics Logistics sẽ tổng hợp thông tin chi tiết cho bạn.
>> Xem thêm: NVOCC Là Gì? Có Gì Khác Biệt Với Freight Forwarder?
1. Connection vessel / Feeder vessel là gì?
Connection vessel/Feeder vessel là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tàu nối/tàu trung chuyển (tàu gom hàng) trong hoạt động vận tải. Đây là loại tàu container chuyên dụng được sử dụng làm tàu vận chuyển trung gian cho các tàu hàng cỡ lớn để chuyên chở hàng hóa đến địa điểm quy định.
So với những loại tàu khác thì tàu nối/tàu trung chuyển có kích thước khá nhỏ. Thông thường Connection vessel/Feeder vessel chỉ có kích thước trung bình và nhỏ với sức chở từ 300 TEU – 100 TEU (tương đương 20 feet). Do đó, nó thuận lợi di chuyển tại những vùng biển, kênh đào nhỏ mà tàu hàng cỡ lớn không thể đi vào được.
Vì vậy, với những chuyến hàng bắt buộc phải đi qua vùng biển nhỏ, nông thì mọi người thường sử dụng tàu nối để chuyển hàng đến bến container trung tâm hoặc cảng xếp hàng để chuyển lên phương tiện vận tải khác.
2. Lợi ích khi sử dụng Connection vessel trong hoạt động vận tải
Ngày nay, việc sử dụng Connection vessel/Feeder vessel đang dần trở nên phổ biến trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển. Bởi, sử dụng tàu nối/tàu trung chuyển khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển mang đến nhiều lợi ích như:
- Đơn giản hóa quá trình vận chuyển: Việc sử dụng tàu trung chuyển giúp kết nối các tuyến vận tải trên biển giữa các cảng với nhau dễ dàng. Nhờ đó, giúp giảm thiểu các giao dịch, đơn giản hóa quá trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả.
- Hoạt động của Tàu thuyền diễn ra thuận lợi hơn: Tại những vùng biển nông, hẹp hoặc kênh đào nhỏ không thuận lợi để tàu hàng cỡ lớn di chuyển vào thì sử dụng tàu trung chuyển với kích thước nhỏ là sự lựa chọn tốt nhất. Với lợi thế về kích thước, loại tàu này thuận lợi hoạt động tại nhiều vùng biển và dễ dàng dừng đỗ tại nhiều cảng khác nhau trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Rút ngắn thời gian vận chuyển: Thông thường, để quá trình vận chuyển được thực hiện thì một tàu hàng cỡ lớn phải có đủ lượng hàng cần thiết. Tuy nhiên, do không có đủ hàng để chuyển đi theo tàu lớn, người gửi có thể sử dụng tàu nối để chuyển hàng đến cảng gom hàng và vận chuyển cùng với những lô hàng khác đến cảng đích. Nhờ đó, thời gian vận chuyển được rút ngắn, hàng hóa tránh được tình trạng phải lưu kho trong quá trình vận chuyển.
3. Điều kiện giúp Feeder Vessel phát triển
Connection vessel/Feeder vessel mặc dù là loại tàu được nhiều người biết đến và lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng có thể phát triển hình thức vận chuyển bằng tàu trung chuyển. Bởi thực tế, để phát triển được hệ thống vận tải bằng tàu trung chuyển thì một cảng biển trung chuyển cần đảm bảo được các điều kiện sau:
Có vị trí địa lý “đắc địa”
Khu vực xây dựng cảng trung chuyển để phát triển hệ thống tàu nối phải nằm ở vị trí gần với các tuyến vận tải chính và nằm ở khu vực trung gian kết nối tàu con với tàu mẹ. Không những vậy, vị trí đó còn phải thuận lợi để kết nối hàng hóa nội địa, quốc tế giúp hoạt động luân chuyển hàng hóa giữa các khu vực trở nên dễ dàng hơn.
Cơ sở hạ tầng đạt chuẩn
Bên cạnh vị trí “vàng” thì một cảng trung chuyển cần phải đảm bảo được tiêu chí về cơ sở hạ tầng. Theo đó, để tàu trung chuyển có thể hoạt động thì khu vực cảng phải là cảng nước sâu (>13,5m) để giúp tàu lớn thuận lợi ra vào. Tiếp đó, tại cảng phải có bãi đất rộng để xây dựng kho bãi container để lưu container khi cần.
Đặc biệt, cảng phải phát triển đồng thời các điều kiện như cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…
Hoạt động vận hành tại cảng
Ngoài 2 điều kiện trên thì một cảng trung chuyển với hệ thống tàu nối muốn phát triển thì cần đảm bảo được các yếu tố cơ bản trong hoạt động vận hành. Đó là: Chi phí vận hành thấp, năng suất cảng cao và dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, tin cậy.
4. Các tuyến vận tải phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, các tàu container chở hàng thường khai thác và hoạt động theo 3 tuyến vận tải chính là: Tuyến đầu – cuối, tuyến vòng quanh thế giới và tuyến quả lắc. Tuy nhiên, để đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình vận tải, đa phần các hãng tàu đều áp dụng 3 tuyến vận tải này khi hoạt động.
- Tuyến vận tải đầu – cuối: Đây là tuyến vận tải truyền thống, hoạt động qua lại giữa hai chuỗi hoặc hai nhóm cảng tại mỗi đầu khu vực hoạt động của tàu. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là hoạt động vận chuyển từ cảng này đến cảng khác. Với tuyến vận tải này, hãng tàu có thể phải chuyển vỏ container trở về cảng chuyên chở ban đầu do giữa hai đầu có sự mất cân bằng container.
- Tuyến vận tải vòng quanh thế giới: Đây là tuyến vận tải toàn cầu, bởi vì vận chuyển hàng hóa qua đường biển vòng quanh thế giới. Thực chất, tuyến vận tải vòng quanh thế giới là sự kết hợp các tuyến vận tải đầu – cuối với nhau tạo thành một tuyến vận chuyển hoàn chỉnh. Theo đó, tuyến vận tải này sẽ kết nối 3 luồng hàng chính là xuyên Thái Bình Dương (Transpacific), xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic), và Đông Á/Châu Âu.
- Tuyến quả lắc: Đây là tuyến vận tải có phạm vi hẹp, chủ yếu là của một vùng. Các hãng tàu sử dụng tuyến vận tải này để kết nối hai chặng vận chuyển với nhau thông qua một cảng trung tâm.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ Connection vessel/Feeder vessel. Việc nắm được thông tin về cụm từ này sẽ giúp hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tốt hơn.
Liên hệ
Hotline/ Zalo: 0813892889
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng