lenguyentst.com.vn
ARR

Tình hình Xuất Khẩu Điện Tử Việt Nam – Thách Thức và Giải Pháp [mới nhất 2024]

Xuất khẩu điện tử của Việt Nam đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu và phản ánh trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của quốc gia. Tuy nhiên, khi xuất khẩu điện tử ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Cùng Lê Nguyễn theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé!

Tình hình Xuất Khẩu Điện Tử Việt Nam – Thách Thức và Giải Pháp [mới nhất 2024]
Tình hình Xuất Khẩu Điện Tử Việt Nam – Thách Thức và Giải Pháp [mới nhất 2024]

1. Tình hình xuất khẩu điện tử của Việt Nam

Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu điện tử chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có mức độ ảnh hưởng sâu sắc đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu điện tử, bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 33,66 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI đóng vai trò chủ chốt, với kim ngạch xuất khẩu điện tử đạt trên 32,8 tỷ USD, tăng 30,81%.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành điện tử bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, EU và Hàn Quốc. Mỹ hiện là thị trường lớn nhất với kim ngạch 8,9 tỷ USD, kế đến là Trung Quốc (4,75 tỷ USD), Hồng Kông (3 tỷ USD), EU (2,8 tỷ USD), và Hàn Quốc (2,2 tỷ USD). Đáng chú ý, Mỹ và EU đang có mức tăng trưởng cao, tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu nhưng cũng tạo ra không ít thách thức đối với Việt Nam.

2. Thách thức đối với ngành xuất khẩu điện tử

Dù đạt được thành công đáng kể về kim ngạch, các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử đang phải đối diện với nhiều khó khăn. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, chỉ ra rằng các doanh nghiệp đang bị tác động bởi rủi ro địa chính trị, chiến tranh thương mại và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các thị trường khác bao gồm Trung Quốc, EU và Mỹ cũng gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu nội địa, tác động đến sự hồi phục của xuất khẩu và đầu tư.

 Thách thức đối với ngành xuất khẩu điện tử
Thách thức đối với ngành xuất khẩu điện tử

2.1 Khó khăn nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh các rào cản bên ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử Việt Nam cũng đối mặt với nhiều rào cản nội tại như chi phí đầu vào cao, thiếu hụt lao động và năng suất lao động thấp. Việc ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi xanh cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là khi hệ thống pháp lý đối với các lĩnh vực mới như kinh tế số và kinh tế tuần hoàn còn chưa được ban hành.

2.2 Quy định và tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Châu Âu

Ông Lê Đình Thắng, đại diện TÜV SÜD tại Việt Nam, nhấn mạnh Liên minh châu Âu đang thống nhất các quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu điện tử  để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các sản phẩm xuất khẩu sang khu vực châu Âu phải đáp ứng các chỉ thị CE và các quy định tương tự.

Đặc biệt, từ ngày 01/8/2025, quy định mới về an ninh mạng đối với các sản phẩm vô tuyến (RED) sẽ bắt đầu có hiệu lực, đòi hỏi các sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn.

2.3 Thách thức từ quy định mới về pin và pin thải

Quy định về pin và pin thải (Quy định 2023/1542) của châu Âu sẽ thay thế chỉ thị cũ từ năm 2024, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu điện tử phải tuân thủ các yêu cầu mới về ghi nhãn, tính bền vững và khả năng tái chế của pin. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định mới, đặc biệt khi thị trường cấm dán nhãn CE trên các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

2.4 Yêu cầu khắt khe từ thị trường Hoa Kỳ và Canada

Tại thị trường Hoa Kỳ và Canada, các sản phẩm xuất khẩu điện tử phải tuân thủ quy định của Đạo luật An toàn Sản phẩm và được chứng nhận bởi Phòng thử nghiệm quốc gia (NRTL). Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho các sản phẩm điện tử khi sử dụng tại nơi làm việc, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xử lý chất thải.

2.5 Tăng cường năng lực cạnh tranh và giải pháp cho doanh nghiệp

Để thích ứng với những thách thức trong xuất khẩu điện tử, các doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chuẩn và quy định quốc tế, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao quản trị và quản lý rủi ro. Đồng thời, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn mới.

Tăng cường năng lực cạnh tranh và giải pháp cho doanh nghiệp
Tăng cường năng lực cạnh tranh và giải pháp cho doanh nghiệp

3. Giải pháp nâng cao xuất khẩu điện tử

Để vượt qua những thách thức hiện tại, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị doanh nghiệp cần áp dụng Mô hình 6R, bao gồm:

  • Respond (Thích ứng): Nhanh chóng thích ứng với các xu hướng và bối cảnh mới.
  • Recover (Phục hồi): Đẩy mạnh khả năng phục hồi nhanh chóng khi gặp biến động.
  • Re-invent (Đổi mới sáng tạo): Áp dụng công nghệ và đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng chuyển đổi số.
  • Restructure (Tái cơ cấu): Cải thiện cơ cấu tổ chức, tài chính và sản phẩm để tăng hiệu quả.
  • Resilience (Tăng sức đề kháng): Phát triển khả năng chống chịu trước các cú sốc.
  • Risk management (Quản lý rủi ro): Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong bối cảnh bất định.

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về xuất khẩu thiết bị mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngại liên hệ với Lê Nguyễn nhé!

Xem thêm: 

https://lenguyentst.com.vn/van-tai-duong-bien-song-phuong-viet-nam-canada/

https://lenguyentst.com.vn/khai-bao-hai-quan-nhap-khau-vao-khu-che-xuat/

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0961296889 

Email: marketing@lenguyentst.com.vn

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: