lenguyentst.com.vn
ARR

Thủ tục nhập khẩu máy biến áp năm 2023

Máy biến áp là một trong những thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành điện. Chính vì thế, hoạt động nhập khẩu máy biến áp là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm ở thời điểm hiện tại. Vậy thủ tục hải quan nhập khẩu máy biến áp như thế nào? Cùng Lê Nguyễn Logistics tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Chính sách nhập khẩu máy biến áp

Quy trình và chính sách nhập khẩu máy biến áp được nêu ở trong những văn bản giấy tờ như sau:

  • Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016
  • Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Công văn số 1316/BCT-TKNL ngày 12/2/2018;
  • Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Thông tư 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021.

2. HS code và thuế nhập khẩu máy biến áp

2.1. HS code

Máy biến áp thuộc chương 85: máy điện và các thiết bị điện và những bộ phận của chúng, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình và các loại bộ phận và phụ tùng của các thiết bị nêu trên.

  • Mã 8504 – Máy biến điện (hay còn gọi là máy biến áp và máy biến dòng), máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ như: bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm

Các máy biến điện khác:

  • Mã 85304 – có công suất danh định trên 500 KVA và không quá 15.000 KVA

Loại khác:

  • Mã 85043414 – Biến áp thích ứng

2.2. Thuế nhập khẩu máy biến áp

  • Thuế giá trị gia tăng cho máy biến áp (VAT) là: 10%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho máy biến áp hiện nay sẽ giao động từ 0 đến 20% tùy theo từng mã HS.

3. Quy trình thủ tục dán nhãn năng lượng máy biến áp

Đối với thủ tục dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau:

3.1. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng trước khi dán nhãn

Căn cứ pháp lý: TCVN 8525:2010.

Mỗi loại máy biến áp lấy 1 mẫu để thử nghiệm.

Các doanh nghiệp có thể thoả thuận để rút ngắn thời gian thử nghiệm mẫu. Thông thường sẽ là mỗi mẫu 1 tuần. Chi phí thử nghiệm mà doanh nghiệp cần chi trả là 5.000.000 VNĐ/mẫu.  

Kết quả thử nghiệm chính là một phần của hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thông quan tờ khai hải quan. 

Một số mẫu máy biến áp không cần thử nghiệm hiệu suất năng lượng:

     – Máy biến áp tự ngẫu.

     – Máy biến áp hàn.

     – Máy biến áp có trở kháng lớn hơn 8% hoặc bé hơn 3%.

     – Máy biến áp chịu cháy.

     – Máy biến áp lò hổ quang.

     – Máy biến áp dùng để nối đất.

     – Máy biến áp dùng để điều chỉnh điện áp.

     – Máy biến áp cung cấp điện không gián đoạn.

     – Máy biến áp sử dụng cho các phương tiện, điển hình là xe đầu kéo.

     – Máy biến áp chuyển đổi hoặc bộ chỉnh lưu..

     – Máy biến áp sở hữu thiết kế ở tần số khác 50hz.

Lưu ý đối với máy biến áp đo lường thì doanh nghiệp cần chú ý bổ sung thêm thủ tục phê duyệt mẫu theo Thông tư 23/2013/TT-BKHCN

Bước 1: Chuẩn bị thủ tục đăng kí phê duyệt mẫu máy biến áp

  1. Hồ sơ đăng kí phê duyệt mẫu thiết bị
  2. Bộ hồ sơ các tài liệu kỹ thuật của thiết bị mẫu
  3. Bộ ảnh thiết bị mẫu và CD chưa bộ ảnh
  4. Bản cam kết của phần mềm đo lường
  5. Bản kết quả thử nghiệp, đánh giá mẫu thử thiết bị
  6. Bộ tài liệu xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.

Bước 2 : Thử nghiệm, đánh giá mẫu

– Tiến hàng đo lường thử nghiệm, đánh giá mẫu tại các cơ quan, chức năng có thẩm quyền được Bộ Khoa Học và Công Nghệ chỉ định.
– Các 1 số cơ quan : Vietcert, Vietnam control, Vina control…

Bước 3: Quyết định phê duyệt mẫu

Sau khi mẫu được phê duyệt thì sẽ có hiệu lực là (10) năm kể từ ngày ký

3.2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng máy biến áp

Căn cứ vào thông tư 36/2016/TT-BCT, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng. Hồ sơ sẽ được gửi về Bộ Công thương.

Hồ sơ gồm các chứng từ sau:

     – Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

     – Kết quả thử nghiệm của bước 1.

     – Mẫu nhãn năng lượng dự kiến dán lên sản phẩm.

Lưu ý, hồ sơ phải được dịch ra tiếng Việt. 

3.3. Sử dụng nhãn năng lượng, mã xác nhận

Sau khi hoàn tất hồ sơ và gửi đến Bộ Công thương, doanh nghiệp sẽ được dán nhãn năng lượng. Lưu ý, nhãn sẽ được in theo form quy định trước. Trên nhãn phải hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản sau:

     – Tên nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu.

     – Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm.

     – Mã hiệu sản phẩm.

     – Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng. 

4. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy biến áp

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu:

  • Hoá đơn thương mại hàng hóa quốc tế (Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa(Packing list)
  • Vận đơn vận chuyển hàng hóa(Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ CO của hàng hóa (nếu có)
  • Thông báo hàng đến
  • Các loại chứng từ khác (nếu có)

Thì có thể nhập thông tin khai bao lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh vàng, đồ mà thực hiện các bước mở tờ khai. Lưu ý: Lưu ý đối với các máy biến áp phòng nổ phải làm kiểm tra chất lượng. Quy trinh kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng lệ phí và thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4: Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng và kho.

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ

Thủ tục nhập khẩu máy khoan