Hiện nay, việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động sản xuất giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể tăng năng suất công việc cũng như đem đến hiệu quả vượt trội hơn. Do đó, việc ứng dụng xe nâng tay trong hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Vậy quy trình, thủ tục nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ như thế nào? Lê Nguyễn Logistics sẽ cung cấp chi tiết thủ tục nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ.
1. Chính sách nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ
Quy định nhập đối với các loại mặt hàng xe nâng tay như sau:
- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT có quy định danh mục các mặt hàng có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của bộ Giao thông vận tải. Theo đó, các mặt hàng xe nâng có động cơ thuộc mã HS code nhóm 8427 cần làm chứng nhận trước thông quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Như vậy mới đủ điều kiện làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay. Có thể hiểu, xe nâng tay có động cơ nhập khẩu thì cần phải thực hiện việc đăng kiểm.
- Theo công văn 6489/TCHQ-GSQL, xe nâng tay không có động cơ hiện không cần làm thủ tục đăng kiểm khi nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp, tổ chức tiến hành làm thủ tục theo quy định.
2. HS code và thuế nhập khẩu
Mã HS code xe nâng tay đề nghị tham khảo nhóm 84279090. Xe nâng tay nhập khẩu có thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
3. Hồ sơ hải quan nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ
Hồ sơ hải quan nhập khẩu xe nâng tay được quy định tại khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Theo đó, để thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tay bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.
4. Quy trình nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ
Bước 1: Đăng ký bộ hồ sơ online trên hệ thống 1 cửa quốc gia
Bước 2: Xe nâng tay mới có thể mang về kho bảo quản và bổ sung sau. Còn xe nâng tay đã qua sử dụng phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại cảng.
Bước 3: Chời nhận kết quả phản hồi
Bước 4: Nếu có chứng thư thì submit lên hệ thống một cửa là hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe nâng.
5. Lưu ý khi tiến hành thủ tục nhập khẩu xe nâng
Trong quá trình nhập khẩu xe nâng, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Các thiết bị xe nâng có hành vi tẩy xóa, đóng lại số khung, số động cơ, đục sửa, (căn cứ Thông tư 13/2015/TT-BGTVT) sẽ bị cấm nhập khẩu. Trường hợp phát hiện vi phạm thì hàng hóa sẽ bị tịch thu ngay lập tức và giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Xe nâng nhập khẩu phải được làm chứng nhận trước khi thông quan đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn (Căn cứ theo Thông tư 41/2018/TT-BGTCT).
- Các sản phẩm xe nâng nhập khẩu phải được doanh nghiệp làm thủ tục công bố hợp quy ( Căn cứ theo Thông tư 41/2018/TT-BGTCT).
Với những doanh nghiệp muốn đưa hàng về kho bảo quản để chờ đăng kiểm cần lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, cụ thể:
- Địa chỉ đề nghị kiểm tra phải trùng khớp với địa điểm đã được xác nhận trong giấy đăng ký đăng kiểm.
- Phải cung cấp sơ đồ kho lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
- Cung cấp đầy đủ chứng chỉ chứng chỉ phòng cháy chữa cháy của kho, bến bãi sử dụng để chứa hàng hóa chờ đăng kiểm.
- Đặc biệt, phải có giấy chứng từ chứng minh quyền sử dụng kho hợp pháp.