Rủi ro là một yếu tố không thể tránh khỏi trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là khi giao thương ở châu Âu. Với sự đa dạng về văn hóa, luật pháp và quy định thương mại giữa các quốc gia thành viên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để hạn chế những rủi ro này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 5 lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần biết khi tham gia vào hoạt động giao thương tại EU.
1. Rủi ro doanh nghiệp dễ mắc phải khi giao thương ở EU:
Trong bối cảnh giao thương quốc tế ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mới, đặc biệt với các thị trường lớn như EU. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là những rủi ro không thể lường trước. Gần đây, một loạt các vụ lừa đảo thương mại đã gây thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Điển hình như vụ hạt điều xuất khẩu sang Italy, vụ hồi, quế và hạt điều xuất sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cũng như các vụ nhập khẩu hàng hóa từ Mexico về Việt Nam.
Những trường hợp này đã làm rõ một thực tế rằng nếu không được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức, doanh nghiệp rất dễ trở thành nạn nhân của các chiêu trò gian lận, khiến thiệt hại về kinh tế và danh tiếng trở nên khó lường.
- Rủi ro pháp lý: Các quy định pháp luật của EU có thể phức tạp và khác biệt giữa các quốc gia, dù đã có sự hài hòa trong một số lĩnh vực.
- Rủi ro lừa đảo: Các vụ lừa đảo thương mại đang gia tăng, bao gồm việc giả mạo hợp đồng, thông tin đối tác không chính xác hoặc hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.
- Rủi ro tài chính: Biến động tỷ giá hối đoái, thay đổi lãi suất hoặc khó khăn trong việc thu hồi nợ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Rủi ro văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và phong cách làm việc giữa các quốc gia trong EU có thể dẫn đến hiểu lầm và xung đột.
Để giảm thiểu những rủi ro này, doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, đào tạo nhân viên và thường xuyên đánh giá, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
2. Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để hạn chế rủi ro khi giao thương ở EU?
Kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.
Đã có nhiều thương vụ lừa đảo thương mại khiến doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lỗ. Hãy thận trọng trong việc tìm đối tác thích hợp. Quan tâm nhiều hơn đến tư cách pháp nhân và tình trạng tín dụng. Cần xem xét về khả năng nhận hàng và thanh toán của đối tác có đủ uy tín không trước khi đi đến bước ký kết hợp đồng mua bán.
Tham khảo thêm: Tư cách pháp nhân là gì? Tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp?
Hạn chế sử dụng các hình thức thanh toán rủi ro.
Cần nắm được tính rủi ro của từng hình thức thanh toán để áp dụng cho những đối tác phù hợp. Một số hình thức thanh toán rủi ro cần lưu ý như chuyển tiền bằng điện (TTR), nhờ thu (D/A, D/P), hạn chế hoặc không ứng trước tiền hàng với giá trị lớn. Nếu được, hãy thỏa thuận với đối tác để áp dụng các hình thức thanh toán có độ an toàn cao như Irrevocable L/C at sight (tín dụng không hủy ngang).
Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại: Phương Thức Thanh Toán Nào An Toàn Nhất Cho Nhà Xuất Khẩu 2024?
Lưu ý các điều khoản bảo vệ quyền lợi trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán chính là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp giữa hai bên. Doanh nghiệp cần quy định rõ ràng các điều khoản liên quan đến quyền lợi của mình để giữ được thế an toàn, phòng khi có tranh chấp, khiếu nại. Bất kỳ những điều khoản nào dù lớn hay nhỏ cũng sẽ có khả năng trở thành rủi ro khiến doanh nghiệp phải gánh nhiều trách nhiệm hơn trong quá trình mua bán.
Nếu không hiểu rõ về các điều khoản về quyền lợi, doanh nghiệp có thể nhờ tư vấn hoặc thuê một bên thứ 3 tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng để đảm bảo mọi điều kiện đều an toàn và không gây nhiều rủi ro.
Nắm rõ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Thông lệ quốc tế giúp doanh nghiệp xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan. Ở khâu thanh toán, doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu những nguyên tắc riêng của khu vực EU, kết hợp với thông lệ quốc tế để tránh những rủi ro không đáng có. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để xem xét lựa chọn những phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích tối đa cho mỗi doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng.
Xuất khẩu sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần cho nền kinh tế xanh.
Nền kinh tế của EU đang ngày càng phát triển, áp dụng cho nhiều ngành nghề. Vì vậy, tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa của EU cũng đang ngày càng nâng cao hơn. Để giảm thiểu tình trạng phá rừng đang dần ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, EU đưa ra quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đến EU phải được sản xuất theo đúng quy định và không gây mất rừng và suy thoái rừng.
Ngoài ra, EU đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó Đức – nền kinh tế đầu tàu của EU – đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thép, nhôm, xi xăng, năng lượng,… phải có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU nên không muốn chịu thêm thuế oan và nhiều rủi ro khác.
Xem thêm: [Mới Nhất 2024] Doanh Nghiệp Quên Mở Tờ Khai Nhập Khẩu Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: