Trong 9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2.500 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 20 triệu USD.Bài viết dưới đây, Lê Nguyễn Transport & Logistics sẽ nói rõ hơn về tổng quan thị trường gia vị tại Việt Nam, cơ hội xuất khẩu và thị trường tiêu thụ và thách thức để phát triển.
1. Giới thiệu Bạch đậu khấu và nhục đậu khấu
Bạch đậu khấu là một trong những loại gia vị lâu đời và được ưa chuộng, có giá trị hiện kim cao thứ 3 thế giới sau nghệ tây và vani.Hai chi thuộc họ gừng là Elettaria ( thảo quả nhỏ ) và Amomum ( thảo quả lớn ) được đặt theo tên bạch đậu khấu .
Bạch đậu khấu được trồng nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Papua New Guinea, Tanzania… Ngoài ra, loài cây này cũng mọc hoang và được trồng ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, bạch đậu khấu mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát như Cao Bằng, Lào Cai…
Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở những cây có tuổi đời ít nhất 3 năm tuổi trở lên ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu. Sau khi thu hái đem phơi khô trong bóng râm và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhục đậu khấu (ở một số địa phương còn được gọi là nhục quả, ngọc quả). Đây là loại quả thuộc dòng cây thân gỗ, chúng có chiều cao lên tới 8 – 10m, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn, lá của chúng mọc so le, xanh tươi quanh năm.
2.Tổng quan thị trường và vai trò của gia vị Việt Nam
Năm 2024, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu gia vị trên thế giới, với các mặt hàng nổi bật như bạch đậu khấu và nhục đậu khấu. Các loại gia vị này đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn giúp mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ nhu cầu tăng cao từ các nước châu Á và châu Âu.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu bạch đậu khấu đạt 12,6 triệu USD, với sản lượng khoảng 1.554 tấn. Dù sản lượng và giá trị xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (lần lượt giảm 4,3% và 2,9%), bạch đậu khấu vẫn được xem là loại gia vị cao cấp, có thời điểm giá bán đạt tới 9 USD cho 100 gram, xếp thứ ba thế giới về giá trị sau nhụy hoa nghệ tây và vani.
xem thêm :Top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay
3.Tình hình xuất khẩu và thị trường tiêu thụ
Năm 2023, tổng sản lượng bạch đậu khấu và nhục đậu khấu xuất khẩu của Việt Nam đạt 3.551 tấn, tạo ra doanh thu khoảng 27,4 triệu USD. Tuy nhiên, trong khi sản lượng tăng 36,5%, giá trị xuất khẩu lại giảm 15,4% do biến động giá trên thị trường quốc tế và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ của các đối tác lớn.
Các thị trường chính nhập khẩu bạch đậu khấu của Việt Nam bao gồm Hà Lan (923 tấn), Trung Quốc (756 tấn), và Hoa Kỳ (484 tấn). Trong khi đó, một số doanh nghiệp lớn như Nedspice Việt Nam và Olam Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong hoạt động xuất khẩu.
4. Thách thức và cơ hội phát triển
Mặc dù tiềm năng của ngành gia vị Việt Nam còn rất lớn, nhưng các doanh nghiệp và nông dân vẫn đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, cạnh tranh quốc tế, và yêu cầu khắt khe về chất lượng từ các thị trường nhập khẩu. Hiện tại, chỉ khoảng 40-50% tiềm năng sản xuất gia vị được khai thác hiệu quả.
Để vượt qua các khó khăn này, Việt Nam đang thúc đẩy quy hoạch sản xuất tại các vùng trồng trọng điểm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bộ Công Thương dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị có thể đạt 2 tỷ USD vào năm 2025, với sản lượng khoảng 500.000 tấn.
5.Yếu tố quan trọng để gia tăng nhóm hàng BĐK-NĐK của Việt Nam ra nước ngoài
Thứ nhất, cải thiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bao gồm việc áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất, và đảm bảo đầy đủ các chứng nhận quốc tế. Điều này sẽ giúp các sản phẩm gia vị Việt Nam nói chung và nhóm hàng BĐK-NĐK nói riêng dễ dàng thâm nhập vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như EU và Mỹ.
Thứ hai, để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng, cần phải đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu. Các địa phương cần quy hoạch vùng trồng, ứng dụng công nghệ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thứ ba, tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các thị trường mới nổi và thị trường ngách (như Trung Đông, Bắc Phi) có tiềm năng lớn.
Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu để phát triển các sản phẩm gia vị chế biến sẵn, tinh dầu từ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Cuối cùng, chi phí vận chuyển và logistics còn là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, cần đầu tư vào hệ thống bảo quản, kho vận và hợp tác với các đối tác quốc tế để giảm thiểu chi phí logistics.
xem thêm:FTA – Hiệp định thương mại tự do
6. Kết luận
Xuất khẩu bạch đậu khấu và nhục đậu khấu của Việt Nam trong năm 2024 tuy gặp một số thách thức nhưng vẫn giữ được vị thế ổn định trên thị trường quốc tế. Với sự đầu tư vào công nghệ và sự hỗ trợ từ nhà nước, ngành gia vị hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển, khai thác tốt hơn các cơ hội từ những thị trường mới và gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam.
Thông tin chi tiết từ các nguồn cho thấy ngành gia vị không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn giúp khẳng định thương hiệu nông sản Việt trên toàn cầu
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: