lenguyentst.com.vn
ARR

Phương Thức Thanh Toán Nào An Toàn Nhất Cho Nhà Xuất Khẩu 2024?

Phương thức thanh toán an toàn là một yếu tố quyết định trong thành công của các giao dịch xuất khẩu. Những rủi ro liên quan đến việc không thanh toán, biến động tiền tệ và sự không chắc chắn về uy tín của đối tác có thể gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy, phương thức thanh toán nào là an toàn nhất cho nhà xuất khẩu? Hãy cùng tìm hiểu để nâng cao hiểu biết và sự tự tin trong các hoạt động xuất khẩu của bạn!

1. Một số phương thức thanh toán xuất nhập khẩu:

1.1. Phương thức nhờ thu

Nhờ thu trơn (Clean collection):  Người bán nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu ở người mua, nhưng không kèm điều kiện gì cả.

  • Rủi ro của người bán: bị từ chối thanh toán sau khi đã chuyển chứng từ thương mại cho người mua, mất hàng hóa hoặc bị trì hoãn thanh toán
  • Rủi ro của người mua: người bán không giao hàng, mất tiền (vì người mua thực hiện yêu cầu của chỉ thị nhờ thu trước khi nhận được chứng từ hàng hóa)

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.

  • D/P – Delivery Of Documentary Against Payment – nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ: 
  • + D/P at sight – thanh toán trả tiền ngay: khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của khách hàng (người mua), thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách ký nhận
  • + D/P at X days sight – thanh toán hối phiếu có thời hạn: sau khi nhận được chứng từ này, thanh toán viên thông báo cho khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn. Chứng từ chỉ được giao khi B/E đã được chấp thuận và được thanh toán. Khách hàng có thể ký quỹ 100% trị giá B/E để được nhận ngay chứng từ hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ.
  • D/A – Delivery of Documentary Against Acceptance – nhờ thu trả chậm: khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán B/E vào ngày đáo hạn, thì thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng.
  • D/OT – Delivery of Documents on other items and conditions – giao chứng từ theo các điều kiện khác: Thanh toán từng phần; giao chứng từ khi có Giấy hứa trả tiền; giao chứng từ khi có thư cam kết trả tiền; giao chứng từ khi có Biên lai tín thác.

1.2. Phương thức chuyển tiền

Các bên liên quan: Nhà nhập khẩu, ngân hàng chuyển tiền (phục vụ cho nhà nhập khẩu), ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền (thường là bên nước nhà xuất khẩu) và nhà xuất khẩu.

Có 2 cách chuyển tiền, trong đó T/T nhanh hơn M/T nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều, nên khi vận dụng các nhà nhập khẩu cần cân nhắc kỹ:

  • Chuyển tiền bằng điện (T/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
  • Chuyển tiền bằng thư (M/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền-Payment Order, hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

Có 3 thời hạn chuyển tiền: Trả trước, trả ngay và trả sau. Trong đó, trả sau được sử dụng nhiều nhất..

1.3. Phương thức tín dụng chứng từ

Một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thư tín dụng.

Các bên liên quan: 

  • Người yêu cầu mở LC (Applicant): thường là người nhập khẩu, người mua.
  • Ngân hàng phát hành (Issuing bank or open bank): ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu; được 2 bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
  • Người hưởng lợi (Beneficiary): thường là người xuất khẩu, người bán hoặc bất kỳ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định.
  • Ngân hàng thông báo (Advising Bank): thông báo LC theo yêu cầu của Ngân hàng phát thư tín dụng đó; thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở LC ở nước người xuất khẩu

Ngoài ra, còn có thể có các Ngân hàng khác tham gia như:

  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): cùng với Ngân hàng mở LC đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng LC không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là Ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác mà người xuất khẩu yêu cầu (thường là Ngân hàng lớn, uy tín).
  • Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là Ngân hàng mở LC hoặc một ngân hàng khác được Ngân hàng mở LC chỉ định thay mình thanh toán trả tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu (trường hợp chiết khấu thì gọi là Ngân hàng chiết khấu).
  • Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là Ngân hàng mà ở đó LC có giá trị thương lượng hoặc bất cứ Ngân hàng nào nếu trong LC quy định có thể thương lượng tại bất cứ Ngân hàng nào.

1.4. Phương thức ghi sổ

Quy trình thanh toán theo phương thức ghi sổ
  • Nhà nhập khẩu chuyển tiền sau khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
  • Quyền lợi thuộc về nhà nhập khẩu: được nhận hàng trước khi thanh toán, được cấp tín dụng thương mại.
  • Rủi ro cho nhà xuất khẩu: mất hàng/các rủi ro khi nhà nhập khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.

2. Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn cho nhà xuất khẩu:

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất, trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu và an toàn nhất cho cho người xuất khẩu. 

Quy trình thanh toán: 

Bước 1: Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho Ngân hàng mở L/C, yêu cầu Ngân hàng mở L/C cho người bán thụ hưởng.

Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông báo nội dung L/C này cho người bán biết và gửi bản chính L/C cho người bán thông qua Ngân hàng thông báo.

Bước 3: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C cho người bán và chuyển bản chính L/C cho người bán.

Bước 4: Người bán giao hàng cho người mua nếu chấp nhận L/C; nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người mua và Ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C theo yêu cầu của mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.

Bước 5: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho Ngân hàng mở L/C thông qua Ngân hàng thông báo để đòi tiền.

Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người bán. Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán.

Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua.

Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho Ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ, nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền.

Quyền lợi của nhà xuất khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ:

  • Bảo vệ quyền lợi: L/C đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền ngay khi cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của thư tín dụng. Điều này giảm thiểu rủi ro không được thanh toán.
  • Giảm rủi ro tín dụng: Bằng cách sử dụng L/C, nhà xuất khẩu không phải dựa vào uy tín của người mua. Ngân hàng của người mua cam kết thanh toán, điều này giúp giảm thiểu rủi ro nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ.
  • Chất lượng hàng hóa: Thư tín dụng có thể quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng và thông số kỹ thuật của hàng hóa, đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp sản phẩm đúng như đã cam kết.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu thường không ưa thích phương thức thanh toán này vì họ không muốn bị ứ đọng vốn và hạn mức tín dụng trong việc ký quỹ mở L/C, đặc biệt là khi họ có thể mua hàng với chất lượng tương đương thông qua các phương thức đơn giản hơn như: chuyển tiền, nhờ thu…

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Bán Hàng B2B Xuất Sắc 2024?

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: