Túi vải không dệt hiện nay là mặt hàng vô cùng chất lượng và có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng tôi xin được tổng hợp và chia sẻ một số thông tin về thủ tục xuất khẩu túi vải không dệt cho các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam.
1. Chính sách xuất khẩu túi vải không dệt
Khi xuất khẩu túi vải không dệt không có chính sách gì đặc biệt. Như vậy, khi xuất khẩu thì nhà nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan thông thường.
*Lưu ý: Trao đổi cụ thể với nhà nhập khẩu tại nước ngoài xem họ yêu cầu cần những chứng từ gì từ nhà xuất khẩu để thực hiện thông quan hải quan tại đầu nhập khẩu.
2. HS code và thuế xuất khẩu túi vải không dệt
Bất cứ mặt hàng nào khi xuất khẩu hay nhập khẩu cũng cần tra cứu được mã HS đi kèm. Bởi mã HS là mã phân loại hàng hóa mà thông qua đó bạn có thể xác định được các quy định về chính sách xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu cần thực hiện cũng như khoản thuế, mức thuế phải nộp.
Đối với mặt hàng túi vải không dệt, sản phẩm có mã HS thuộc Chương 63 – Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn.
Mã HS | Mô tả | Thuế VAT | Thuế nhập khẩu ưu đãi |
6307 | Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt may | ||
63079090 | – – Loại khác | 0% | 0% |
Khi xuất khẩu túi vải không dệt, người xuất khẩu phải nộp:
- Không phải nộp thuế VAT (Theo quy định hiện hành, thuế VAT của hàng hóa xuất khẩu là 0%)
- Thuế xuất khẩu: Túi vải không dệt không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu nên khi xuất khẩu túi vải không dệt, người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu
3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu túi vải không dệt
Đối với bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ cần thiết để làm thủ tục xuất khẩu lô hàng. Về cơ bản, bộ hồ sơ cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu – Bản sao của doanh nghiệp (Nộp khi xuất khẩu lần đầu)
- Hóa đơn thương mại – Bản chính
- Giấy giới thiệu – Bản chính
- Biên bản bàn giao container – Bản chính (Với lô hàng nguyên container)
- Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp (Với một số Chi cục nhất định có thể thêm chứng từ này)
- Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính (Với một số Chi cục nhất định có thể thêm chứng từ này)
4. Một số lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu túi vải không dệt
4.1. Nhãn hàng hóa xuất khẩu – Shipping mark
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
4.2. Chứng nhận xuất xứ – C/O
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam.
Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục xuất khẩu ống dẫn nước bằng đồng