Thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da – Máy chăm sóc da là thiết bị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết nên thực hiện thủ tục nhập khẩu như thế nào? Do đó, để giúp doanh nghiệp nắm được thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da, Lê Nguyễn Logistics sẽ chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Quy định về chính sách nhập khẩu máy chăm sóc da
Máy chăm sóc da được biết đến là một trong những sản phẩm được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu về nước. Song vẫn có những doanh nghiệp gặp phải vướng mắc khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Bởi, chính sách nhập khẩu máy chăm sóc da có khá nhiều quy định phức tạp. Vậy thực tế thì sao? Quy định về chính sách nhập khẩu thiết bị này như thế nào?
- Theo quy định, máy chăm sóc da không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp được phép nhập khẩu thiết bị này về nước như bình thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục hải quan theo quy định.
- Mặt hàng máy chăm sóc da có mã HS thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Do đó, khi nhập khẩu cần tiến hành đăng ký phân loại trang thiết bị y tế. Căn cứ vào loại trang thiết bị y tế được phân tiến hành thực hiện các thủ tục khác như công bố tiêu chuẩn áp dụng, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế,… theo quy định.
- Máy chăm sóc da không thuộc Phụ lục I của Thông tư 30/2015/TT-BYT nên khi nhập khẩu không phải xin giấy phép. Tuy nhiên, để chắc chắn về quy định này tại thời điểm nhập khẩu, bạn nên liên hệ với cơ quan chuyên môn để được giải đáp chi tiết.
Như vậy, ngoài thủ tục hải quan nhập khẩu thì nhập mặt hàng máy chăm sóc da về nước doanh nghiệp còn phải thực hiện thêm một số thủ tục khác. Tùy thuộc vào phân loại trang thiết bị y tế dành cho sản phẩm đó mà doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cho phù hợp.
Trường hợp doanh nghiệp không nắm được các thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da cần thực hiện thì có thể liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
2. Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu máy chăm sóc da
Bên cạnh việc nắm được thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da, doanh nghiệp cũng cần “bỏ túi” cho mình thông tin về chính sách thuế khi nhập khẩu. Bởi mỗi mặt hàng nhập khẩu lại có quy định khác nhau về chính sách thuế.
Theo đó, khi nhập khẩu máy chăm sóc da doanh nghiệp cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể được xác định thông qua mã HS áp cho hàng hóa đó bằng cách tra cứu trong biểu thuế hiện hành tại thời điểm nhập khẩu.
Do đó, để biết được mức thuế cụ thể bạn cần áp được đúng mã HS cho máy chăm sóc da và nắm được thông tin về biểu thuế mới nhất.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm
3. Mã HS của mặt hàng máy chăm sóc da
Xác định mã HS là bước vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần thực hiện khi nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Bởi mã HS được xem như căn cứ để tìm hiểu các quy định, chính sách và thủ tục liên quan đến mặt hàng nhập về. Vậy với mặt hàng máy chăm sóc da thì sao? Sản phẩm này có mã HS như thế nào?
Máy chăm sóc da là sản phẩm có mã HS thuộc Chương 90 – Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm và mã HS sau:
- 90.19: Thiết bị trị liệu cơ học; máy xoa bóp; máy thử nghiệm trạng thái tâm lý; máy trị liệu bằng ôzôn, bằng oxy, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác.
- 9019.10.10: – – Hoạt động bằng điện.
Trên đây là mã HS tham khảo được chúng tôi gợi ý cho mặt hàng máy chăm sóc da. Để tra cứu được mã HS phù hợp nhất cho hàng hóa nhập khẩu, bạn cần dựa vào đặc điểm của sản phẩm thực tế nhập về để xác định.
Xem thêm: Những vướng mắt khi nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam
4. Thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da cần thực hiện
So với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da được thực hiện phức tạp hơn khá nhiều. Bởi sản phẩm này thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Do đó, khi nhập khẩu phải tiến hành phân loại trang thiết bị y tế để xác định các thủ tục tiếp theo cần thực hiện.
Theo đó, ngoài thủ tục hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp còn phải thực hiện thêm nhiều thủ tục khác. Tùy thuộc vào phân loại của thiết bị y tế nhập khẩu mà thủ tục cần thực hiện sẽ có sự khác biệt.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
Phân loại trang thiết bị y tế
Phân loại trang thiết bị y tế là thủ tục mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khi nhập khẩu máy chăm sóc da về Việt Nam. Với sản phẩm máy chăm sóc da, do có mã HS thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế nên doanh nghiệp cần đăng ký phân loại thiết bị y tế cho mặt hàng này khi nhập khẩu.
Căn cứ vào Thông tư 39/2016/TT-BYT thì máy chăm sóc da được phân loại trang thiết bị y tế loại B. Đối với trang thiết bị y tế loại B khi nhập khẩu doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế loại B theo quy định.
Công bố tiêu chuẩn áp dụng (Ra số lưu hành)
Đối với thiết bị y tế phân loại B, khi nhập khẩu cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng. Đây là thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu để ra số lưu hành cho máy chăm sóc da theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 26, Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B.
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
- Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
- Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành.
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế.
- Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Xem thêm: Không cần xuất trình phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm khi nhập khẩu
Thủ tục hải quan nhập khẩu
Ngoài hai thủ tục trên, để hoàn tất thủ tục thông quan cho hàng hóa thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu. Về cơ bản, doanh nghiệp cần đảm bảo được một số công việc như chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan; khai báo hải quan; mở tờ khai hải quan và một số thủ tục khác để thông quan hàng hóa.
Đối với bộ hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O), nếu có
- Giấy giới thiệu
- Bản phân loại trang TBYT hoặc Giấy tờ chứng minh kết quả phân loại
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng
- Và các chứng từ khác (nếu có)
Bài viết trên đây đã cơ bản chia sẻ cho bạn một số thông tin thủ tục nhập khẩu máy chăm sóc da. Tuy nhiên, đây chỉ là nội dung sơ lược, để được hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, bạn vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng