CO Form Rcept là chứng nhận xuất xứ hàng hóa quan trọng trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết chi tiết vềCO form Rcept, mời các bạn cùng Lê Nguyễn theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé!
1. CO form Rcept là gì?
CO Form RCEPT là một loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ trong khuôn khổ Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP). Hiệp định này được ký kết giữa 15 quốc gia Đông Á và Châu Đại Dương, bao gồm các quốc gia ASEAN và các đối tác thương mại như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
CO Form RCEPT giúp xác định nguồn gốc hàng hóa và tạo điều kiện cho việc miễn giảm thuế quan khi hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia thành viên vào các thị trường RCEP.
2. Vai trò và lợi ích của CO form Rcept
Dưới đây là vai trò và lợi ích của CO form Rcept:
Giảm thuế quan: Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể hưởng ưu đãi thuế quan khi hàng hóa xuất khẩu được cấp CO Form RCEPT, giúp giảm chi phí xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh.
Xác định nguồn gốc hàng hóa: Chứng nhận C/O giúp đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ theo các quy định của hiệp định RCEP.
Thuận lợi trong thủ tục xuất khẩu: Với CO Form RCEPT, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia thành viên RCEP mà không gặp phải rào cản thuế quan.
3. Hướng dẫn chi tiết về kê khai CO form Rcept
3.1 Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo CO form RCEP được thực hiện như thế nào?
Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo CO form RCEP được thực hiện như sau:
- CO form RCEP được cấp dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác, bao gồm cả định dạng điện tử.
- Phải chứa các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 05/2022/TT-BCT.
- CO form RCEP có thời hạn hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp.
- CO form RCEP sử dụng tiếng Anh, có chữ ký và tên của người cấp, cùng với thông tin về thời gian và địa điểm cấp.
3.2 Cách kê khai CO form Rcept:
Trên cùng phải có “Certificate No.” với mã số tham chiếu C/O gồm 13 ký tự, do cơ quan hoặc tổ chức cấp C/O ghi.
Ô số 1: Ghi rõ tên, địa chỉ và quốc gia của nhà xuất khẩu.
Ô số 2: Ghi thông tin tên, địa chỉ và quốc gia của nhà nhập khẩu.
Ô số 3: Cung cấp tên, địa chỉ và quốc gia của nhà sản xuất (nếu thông tin có sẵn).
- Nếu có nhiều nhà sản xuất, ghi “SEE BOX 8” và cung cấp danh sách tại mục 8.
- Trong trường hợp nhà sản xuất muốn giữ kín thông tin, ghi “CONFIDENTIAL”. Dù vậy, thông tin vẫn phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Nếu không rõ nhà sản xuất, ghi “NOT AVAILABLE”.
Ô số 4: Thông tin về địa điểm khởi hành, phương tiện vận chuyển và tên cảng bốc hàng.
Ô 5: Dành riêng cho cơ quan hải quan nhập khẩu.
Ô số 6: Ghi số thứ tự của từng mặt hàng.
Ô số 7: Ghi mã ký hiệu, số lượng kiện hàng (số thứ tự trên bao bì).
Ô số 8: Cung cấp thông tin số kiện, loại kiện và mô tả chi tiết hàng hóa.
Ô số 9: Ghi mã HS ở cấp độ 6 chữ số.
Ô số 10: Ghi rõ tiêu chí xuất xứ của hàng hóa.
Ô số 11: Ghi tên quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
Ô số 12: Ghi trọng lượng tổng cộng hoặc đơn vị đo lường khác, cùng với giá FOB nếu áp dụng tiêu chí RVC.
Ô số 13: Ghi số và ngày phát hành hóa đơn thương mại
Ô số 14: Ghi chú trong các trường hợp sau
- Trường hợp cấp CO giáp lưng theo quy định tại điều 22 thông tư số 5/2022/TT-BCT, ghi số tham chiếu, ngày phát hành của chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu, nước phát hành, nước xuất xứ Rcept của nước xuất khẩu ban đầu
- Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu là chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ban đầu + Trường hợp cấp bản sao chứng thực của bản gốc CO theo quy định tại khoản 7 điều 21 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi “CERTIFIED TRUE COPY” vào ngày phát hành của bản sao chứng thực của bản gốc CO
- Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ 3 theo quy định tại điều 23 thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba.
Ô số 15: Ghi tên nước thành viên nhập khẩu và địa điểm, ngày đề nghị cấp CO và chữ ký của người đề nghị cấp CO.
Ô số 16: Cơ quan, tổ chức cấp CO ghi địạ điểm, ngày cấp CO, chữ ký của người có thẩm quyền ký CO và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp CO.
Ô số 17:
Trường hợp cấp CO giáp lưng: tích (✔) vào ô “Back-to-back Certificate of Origin”.
Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ 3: tích (✔) vào ô “Thỉd-party Invoicing”.
Trường hợp CO cấp sau ngày xuất khẩu: tích (✔) vào ô “ISSUED RETROACTIVELY”.
4. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Co form Rcept mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ Lê Nguyễn nhé!
Xem thêm:
https://lenguyentst.com.vn/tinh-hinh-xuat-khau-dien-tu-viet-nam/
https://lenguyentst.com.vn/xuat-khau-ho-tieu-viet-nam-sang-trung-quoc/
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0961296889
Email: marketing@lenguyentst.com.vn
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Khai Báo Hải Quan
- Vận Tải Đường Biển
- Vận Tải Đường Hàng Không
- Vận Tải Nội Địa
- Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam
- Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế
- Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn
- Vận chuyển dự án công trình