Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường quốc tế, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và uy tín, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về kiểm dịch và chứng nhận an toàn thực phẩm. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu về quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu nhé!
1. Phân loại điều kiện an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu
Theo văn bản số 02/VBHN-BNNPTNT hợp nhất Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2014 và Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, quy định chi tiết về việc phân loại an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu như sau:
Hạng 1 (Rất tốt): Cơ sở sản xuất thuỷ sản xuất khẩu đạt mức độ an toàn cao nhất, bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hạng 2 (Tốt): Cơ sở sản xuất thuỷ sản xuất khẩu duy trì điều kiện tốt, đạt hầu hết các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hạng 3 (Đạt): Cơ sở sản xuất thuỷ sản xuất khẩu đạt yêu cầu tối thiểu, tuy nhiên cần có một số biện pháp khắc phục.
Hạng 4 (Không đạt): Cơ sở sản xuất thuỷ sản xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu, cần khẩn trương khắc phục các sai sót và có thể xem xét thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu cần.
Các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu từ hạng 1 đến hạng 3 sẽ được cấp chứng thư và được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, các cơ sở xếp hạng 4 sẽ phải khắc phục vi phạm và có thể bị thu hồi giấy chứng nhận.
2. Danh sách ưu tiên và lợi ích cho cơ sở thủy sản xuất khẩu
Một trong những nội dung về quy định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là việc xác định danh sách ưu tiên dành cho những cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm tốt.
Điều kiện để được vào danh sách ưu tiên:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc hạng 1 (rất tốt) và hạng 2 (tốt)
- Được liệt kê tên trong danh sách thủy sản xuất khẩu
- Có tối thiểu 5 lô hàng thủy sản xuất khẩu
- Không bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm trong thời gian ít nhất 3 tháng kể từ khi đạt hạng 1, hạng 2.
Lợi ích của cơ sở sản xuất thủy sản khi nằm trong danh sách ưu tiên
Khi cơ sở sản xuất thủy sản có tên trong danh sách ưu tiên, các cơ sở sẽ được cấp chứng thư nhanh chóng, thuận lợi hơn trong quá trình xuất khẩu, để sản phẩm thuỷ sản của họ được thị trường nước ngoài tin tưởng hơn.
Điều kiện bị loại khỏi danh sách ưu tiên:
- Không duy trì được điều kiện đảm bảo an toàn thủy sản xuất khẩu
- Từ hạng 1, 2 bị hạ xuống thành hạng 3, hạng 4
- Không được cấp chứng nhận theo quy định
- Có lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài xác định không đảm bảo an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu: vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh; dư lượng chất ô nhiễm môi trường, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, độc tố hoá học, chất gây dị ứng;
- Bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Việc duy trì thứ hạng trong danh sách ưu tiên không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ uy tín mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trở nên thuận lợi hơn.
3. Yêu cầu về chứng nhận về thủy sản xuất khẩu
Một nội dung khác về quy định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là cung cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Các lô hàng phải được kiểm định kỹ càng và cấp chứng thư trước khi thủy sản xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đặc biệt, các cơ sở nằm trong danh sách ưu tiên sẽ được cấp chứng thư một cách nhanh chóng hơn.
Các trường hợp không được cấp chứng thư
Các cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu không đáp ứng được về điều kiện an toàn thực phẩm sẽ không được cấp chứng thư, điều đó đồng nghĩa với việc đơn hàng của họ sẽ không được xuất khẩu.
Những trường hợp như vi phạm quy định về vi sinh vật, tồn dư chất cấm, hay không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đều sẽ bị từ chối cấp chứng thư.
4. Tầm quan trọng của việc tuân thủ an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Tuân thủ đúng các quy định an toàn thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường nước ngoài được nhanh chóng và thuận tiện.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng quy định còn giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giảm thiểu rủi ro bị trả hàng và nâng cao uy tín và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường lớn, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh được các khoản phạt liên quan.
5. Kết luận
Thủy sản xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, các doanh nghiệp sẽ tuân thủ đúng các nghiêm ngặt các yêu cầu về kiểm dịch và chứng nhận an toàn thực phẩm.
Xem thêm: https://lenguyentst.com.vn/xuat-khau-qua-vai-tuoi-sang-trung-quoc/
https://lenguyentst.com.vn/quy-dinh-cua-eu-lien-quan-den-nhap-khau/
https://lenguyentst.com.vn/nguy-co-gian-lan-thuong-mai/
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Khai Báo Hải Quan
- Vận Tải Đường Biển
- Vận Tải Đường Hàng Không
- Vận Tải Nội Địa
- Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam
- Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế
- Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn
- Vận chuyển dự án công trình