Quy định của EU liên quan đến nhập khẩu là những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo an toàn cho thị trường chung. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào EU cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật về xuất xứ, chất lượng, quy trình thủ tục nhập khẩu nhằm đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Quy định của EU về hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu
Quy định của EU đối với Hệ thống kiểm soát hàng hoá nhập khẩu ICS2 sẽ có hiệu lực từ ngày 3/6/2024, áp dụng giai đoạn 3. Theo đó, mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam hoặc các nước khác vào EU phải khai báo thông tin trước khi hàng đến.
Các doanh nghiệp vận chuyển đường biển, đường sắt, đường bộ, và các nhà nhập khẩu tại EU cần khai báo thông tin chi tiết về hàng hóa trong Tờ khai nhập khẩu tóm tắt (ENS), bao gồm mã Hệ thống Hài hoà (HS) 6 chữ số cho mỗi dòng hàng hoá.
Nếu các doanh nghiệp không tuân thủ quy định của EU về hệ thống kiểm soát hàng nhập khẩu này, sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa bị dừng lại ở biên giới và không được thông quan.
2. Quy định của EU về chất lượng và an toàn sản phẩm
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định EU là chứng nhận CE cho các mặt hàng cụ thể, đặc biệt là đối với thiết bị gia dụng, đồ chơi, và thiết bị y tế.
Chứng nhận CE đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các quy định an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường của EU. Ngoài ra, một số sản phẩm như thuốc, đồ uống, và mỹ phẩm cũng phải tuân thủ các yêu cầu đối với bao bì, thành phần, và xuất xứ.
Các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa của mình vào eu, bắt buộc phải tuân thủ quy định của EU về chất lượng và an toàn sản phẩm, để tránh hàng hóa bị trả lại hoặc bị cấm nhập khẩu vào EU.
Q
3. Quy định của EU về an ninh và an toàn hải quan
Quy định của EU về quản lý an ninh và an toàn hải quan đã được ban hành để đảm bảo tính an toàn cho chuỗi cung ứng hàng hoá nhập khẩu của liên minh. Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ toàn bộ thị trường chung và công dân EU trước các mối đe dọa tiềm ẩn liên quan đến an ninh hàng hoá.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu phải khai báo thông tin chi tiết về hàng hoá trước khi hàng được nhập khẩu vào EU thông qua Hệ thống kiểm soát hàng hoá nhập khẩu (ICS 2).
Việc cung cấp thông tin sớm, sẽ giúp cơ quan hải quan EU tiến hành phân loại rủi ro, xác định các mối đe dọa tiềm ẩn, và can thiệp vào thời điểm thích hợp nhất. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hoá có thể được thông quan một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro và các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận chuyển.
4. Quy định của EU về bảo vệ môi trường
Quy định của EU đang ngày càng nghiêm ngặt về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu, để giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường.
4.1 Quy định về bao bì và phế thải bao bì
Quy định của EU về bao bì đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu tác động môi trường.
- Bao bì phải được thiết kế với thể tích và khối lượng tối thiểu, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho sản phẩm cũng như người tiêu dùng.
- Bao bì cần được sản xuất và buôn bán theo cách có thể tái sử dụng, tái chế, và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường khi thải bỏ.
- Quá trình sản xuất bao bì phải giảm thiểu tối đa sự hiện diện của các chất độc hại, ngay cả khi bao bì bị đốt hoặc chôn lấp.
4.2 Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001
Quy định của EU về quản lý môi trường yêu cầu doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong quá trình kiểm tra, đánh giá và cải tiến hiệu suất môi trường. Doanh nghiệp cần đánh giá tác động môi trường, xây dựng kế hoạch hành động và tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, EU cũng khuyến khích áp dụng bao bì bền vững nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng sản phẩm bền vững, nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm.
4.3 Quy định môi trường với hàng nông sản nhập khẩu
Quy định của EU đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh, chất lượng, và nhãn thực phẩm hữu cơ.
Các nước muốn xuất khẩu nông sản sang EU cần có giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng chứng minh sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về độ tươi, độ tinh khiết, và mức độ an toàn vệ sinh, bao gồm kiểm soát dư lượng hóa chất như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.
4.4 Quy định môi trường với hàng thủy sản
EU đã đưa ra một số quy định môi trường với hàng thủy sản như:
– Tiêu chuẩn HACCP: Để đảm bảo việc đánh bắt thủy sản diễn ra hiệu quả, EU đã triển khai Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Đây là một tiêu chuẩn bắt buộc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhằm kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.
– Tiêu chuẩn về khai thác quá độ: được thiết lập nhằm tăng cường nguồn dự trữ cá và quản lý việc cấm đánh bắt tại một số khu vực một cách hiệu quả. Một số quy định cụ thể bao gồm yêu cầu đánh bắt phải được thực hiện ở khoảng cách xa bờ, tăng cường tỷ lệ đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của con người, và duy trì vệ sinh cho tất cả các dụng cụ, hộp đựng cá, tàu chở cá cũng như bàn cắt.
4.5 Quy định môi trường với mặt hàng may
Tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường EU đều phải tuân thủ các quy định pháp lý mà EU đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu. Những yêu cầu này bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường cũng như tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng.
5. Kết luận
Việc nắm rõ các quy định của EU về nhập khẩu hàng hóa là điều đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường này. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn, nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ với Lê Nguyễn nhé.
Xem thêm: https://lenguyentst.com.vn/noi-dau-khach-hang-mua-hang-trung-quoc/
Top 10 thị trường lớn nhất tại Việt Nam hiện nay
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: