Gian lận thương mại đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trong kinh doanh hiện nay, ảnh hưởng đến uy tín và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bài viết bên dưới chính là sự cảnh báo từ thương vụ Việt Nam về nguy cơ gian lận thương mại trong giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Australia. Cùng Lê Nguyễn theo dõi nhé!
1. Thương vụ Việt Nam tại Australia là gì?
Thương vụ Việt Nam tại Australia là cơ quan đại diện của Bộ Công Thương Việt Nam, có trách nhiệm thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước. Thương vụ không những hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và có vai trò quan trọng trong việc phổ biến và cung cấp thông tin các quy định pháp luật tại Australia
Ngoài ra, thương vụ Việt Nam còn các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi thâm nhập vào thị trường Australia, từ việc nắm rõ các luật lệ đến các thủ tục hành chính để hoạt động thương mại thuận lợi.
2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia
Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia đã được thiết lập từ nhiều năm và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Úc hiện nay là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng, như nông nghiệp, hàng tiêu dùng và thương mại.
Sự tăng trưởng trong trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai quốc gia đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và tạo ra một thị trường tiềm năng lớn tại Australia. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó gian lận thương mại là một mối đe dọa đáng lưu ý.
3. Các hình thức gian lận thương mại
Gian lận thương mại là hành vi thực hiện các phương thức, thủ đoạn gian lận trong hoạt động thương mại, thông qua các hoạt động như buôn bán, kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với mục đích thu lợi bất chính. Những hành vi gian lận thương mại được thực hiện bằng việc đưa thông tin sai lệch về hàng hoá, kê khai không đúng chủng loại hàng hoá, hoặc che giấu nguồn gốc xuất xứ.
Các hình thức gian lận thương mại phổ biến:
3.1 Gian lận thương mại về chất lượng hàng hóa
Hình thức gian lận thương lận thương mại đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là doanh nghiệp khai báo chất lượng sản phẩm không đúng sự thật thật. Hành vi này không những gây thiệt hại đối với người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp Việt Nam. Sự mất lòng tin này có thể dẫn đến việc khách hàng không hợp tác trong tương lai.
3.2 Gian lận thương mại trong thanh toán
Gian lận trong thanh toán là một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến mà các doanh nghiệp nên đề phòng.
Một số doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức thanh toán không rõ ràng, chẳng hạn sử dụng các tài khoản thanh toán không rõ danh tính hoặc thanh toán dưới dạng chuyển khoản mà không có hoá đơn chứng từ hợp lệ.
Mục đích của những giao dịch này chủ yếu là nhằm trốn tránh thuế thu nhập hoặc các loại lệ phí khác mà họ phải nộp theo quy định của nhà nước.
Một điều đáng đáng lưu ý rằng, khi thực hiện các giao dịch không trung thực sẽ tạo ra những thiệt hại đáng kể đối với cả hai bên. Đối với bên bán, nếu gian lận bị phát hiện, họ có thể bị trừng phạt nặng nề và mất uy tín trên thương trường. Trong khi đó, bên mua cũng có thể gặp rắc rối trong việc chứng minh xuất xứ và chất lượng sản phẩm, dẫn đến tổn thất kinh tế và tài chính.
3.3 Gian lận thương mại trong việc ký kết hợp đồng
Hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng đối với giao dịch kinh doanh, giúp quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên quan. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn không thực hiện nghiêm túc các nội dung đã giao kết, dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có làm phương hại đến uy tín của họ trên thị trường.
Việc không tuân thủ các điều khoản hợp đồng không những ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối tác mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh.
4. Các biện pháp phòng tránh gian lận thương mại
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc phòng chống gian lận thương mại khi giao dịch tại Australia, Thương vụ Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp cụ thể tuỳ theo từng tình huống. Ông Nguyễn Phú Hoà đã nhấn mạnh rằng việc lựa chọn biện pháp thích hợp là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Dưới đây là những biện pháp cụ thể:
4.1 Kiến quyết thu hồi hàng hóa
Đối với các nhà nhập khẩu là các doanh nghiệp nhỏ, thanh toán chậm và hàng hóa không thể để lâu, Thương vụ khuyên doanh nghiệp nên kiên quyết thu hồi hàng. Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể bán hàng cho bên thứ ba để thu hồi vốn, nhằm giảm thiểu thiệt hại.
4.2. Tăng cường phân tích và hợp tác
Đối với những nhà nhập khẩu vẫn có thể liên lạc và thể hiện thiện chí hợp tác, Thương vụ khuyến khích doanh nghiệp tiến hành đàm phán một cách cẩn thận để xây dựng mối quan hệ bền vững. Việc hợp tác này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ gian lận thương mại mà còn tạo điều kiện cho cả hai bên cùng có lợi, góp phần thúc đẩy sự phát triển lâu dài trong quan hệ kinh doanh.
4.3. Tham khảo ý kiến pháp lý
Khi phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại hoặc sự trốn tránh trách nhiệm từ phía nhà nhập khẩu, Thương vụ khuyên doanh nghiệp nên tìm kiếm tư vấn từ luật sư. Điều này rất quan trọng, bởi vì việc khởi kiện rất tốn kém, và doanh nghiệp phải đánh giá khả năng thu hồi khoản nợ trước khi đưa ra quyết định kiện tụng.
4.4 Nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ càng về đối tác nhằm phòng tránh các vấn đề liên quan đến gian lận thương mại trong tương lai. Thương vụ có thể hỗ trợ trong việc xác minh thông tin về đối tác, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng hơn.
4.5 Tận dụng hỗ trợ từ hệ thống luật sư
Thương vụ có đội ngũ tư vấn viên sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại. Những tư vấn đầu tiên sẽ được thực hiện miễn phí, giúp doanh nghiệp có những hiểu biết và thông tin cần thiết để tiến hành giao dịch một cách an toàn và hợp pháp.
4.6 Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể xem xét việc gia nhập vào các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp tại Australia. Việc này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn và có điều kiện để tiếp cận thông tin và nguồn lực từ mạng lưới hội viên toàn cầu.
Bằng việc áp dụng các biện pháp trên, doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro gian lận thương mại, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và tạo dựng mối quan hệ thương mại bền vững tại thị trường Australia.
5. Kết luận
Gian lận thương mại là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, các doanh nghiệp sẽ có các biện pháp phòng tránh gian lận thương mại hiệu quả. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ Lê nguyễn nhé!
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Khai Báo Hải Quan
- Vận Tải Đường Biển
- Vận Tải Đường Hàng Không
- Vận Tải Nội Địa
- Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam
- Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế
- Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn
- Vận chuyển dự án công trình