Xuất khẩu xanh đang trở thành điều kiện tiên quyết cho các công ty Việt Nam muốn chinh phục thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Xu hướng này vừa mang lại thời cơ và thách thức cho nhiều doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu xuất khẩu xanh vào EU như thế nào? Cùng Lê Nguyễn theo dõi nhé!
1. Xu hướng xuất khẩu xanh tại EU
Xuất khẩu xanh là xu hướng mới nổi, không những đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn là yêu cầu khắt khe từ nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU).
Các tiêu chuẩn xanh của EU:
Ngày 13/12/2022, các quốc gia EU thông báo sẽ triển khai Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), nằm trong Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) nhằm ứng phó với các vấn đề môi trường.
Theo đó, EU sẽ đánh thuế carbon đối với hàng hóa xuất khẩu dựa trên mức phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.
- CBAM sẽ áp dụng cho các mặt hàng như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro (ban đầu).
- Sau đó mở rộng sang các sản phẩm như hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia.
Nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn, nhà nhập khẩu phải mua “chứng chỉ khí thải” theo giá carbon của EU. Dự kiến, CBAM sẽ được thử nghiệm vào tháng 10/2023.
2. Mục đích của xuất khẩu xanh vào EU
Mục đích của xuất khẩu xanh là thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hoá. Xuất khẩu xanh không những gia tăng giá trị sản phẩm mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và môi trường. Bằng cách đáp ứng tiêu chuẩn bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần vào các thị trường đòi hỏi sản phẩm xanh, như EU.
Điều này hỗ trợ phát triển nền kinh tế tuần hoàn, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực đối với môi trường và xã hội.
Bên cạnh đó, mục đích của xuất khẩu xanh vào EU nhằm bảo vệ và nâng cao nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dân trước các tác động môi trường. Vào tháng 7/2021, EU đã đề xuất Cơ chế điều tiết carbon qua biên giới (CBAM) nhằm giảm phát thải khí nhà kính và đạt trung hòa carbon vào năm 2050. CBAM nhằm ngăn ngừa rò rỉ carbon từ các nước không thuộc EU và hỗ trợ Cơ chế chia sẻ hạn ngạch phát thải (EU ETS). Các chứng chỉ CBAM sẽ được trao cho nhà nhập khẩu dựa trên lượng phát thải trong nước, với giá trị tương đương hạn ngạch ETS.
3. Tác động của xuất khẩu xanh đến các doanh nghiệp Việt Nam
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xuất khẩu xanh vào EU vừa là cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể.
Cơ hội:
- Tham gia vào thị trường xanh toàn cầu: Việc xuất khẩu xanh không những giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU mà còn mở ra cơ hội mới trong giao thương quốc tế. Kinh tế xanh đang trở thành xu thế chủ đạo trên toàn cầu, và doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng tận dụng cơ hội này.
- Hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức: Chính phủ Việt Nam, cùng với các tổ chức thương mại và công nghiệp, đang cam kết hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi sang các phương thức sản xuất bền vững. Các chương trình từ EU, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực hiện quá trình “xanh hoá” sản xuất.
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Xuất khẩu xanh giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu sang tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng hàng hoá và thương hiệu. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp không những tối ưu hóa năng lực sản xuất mà còn gia tăng uy tín trong mắt bạn hàng và đối tác.
- Chia sẻ thông tin và hợp tác quốc tế: Với các hiệp định như EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nhận được thông tin và kinh nghiệm từ đối tác EU về việc giảm phát thải carbon và áp dụng tiêu chuẩn xanh. Sự hợp tác này không những giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu mà còn tạo tiền đề thúc đẩy việc phát triển và cải tiến quy trình sản xuất.
- Tư duy thay đổi về sản xuất xanh: Doanh nghiệp sẽ được khuyến khích hiểu rằng đầu tư về sản xuất xanh không phải lúc nào cũng đòi hỏi vốn lớn ngay lập tức. Thay vào đó, họ có thể tiến hành từng bước, từ việc thay đổi quy trình cho đến việc thay đổi công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thách thức:
- Thay đổi tiêu chuẩn xanh: Với việc EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn xanh. Điều này tạo ra thách thức không chỉ đối với những doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu mà còn cả những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm, khi các tiêu chuẩn hiện hành đang được điều chỉnh và thay thế.
- Hạn chế về kiến thức: Khảo sát cho thấy chỉ khoảng 11% doanh nghiệp Việt Nam hiểu được nội dung của CBAM, trong khi 53% không hiểu biết nhiều về nó. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần trang bị kiến thức về bộ tiêu chuẩn xanh của EU để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời.
- Khó khăn trong chuyển đổi sang sản xuất xanh: Nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi quy trình sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xanh. Việc đầu tư vào công nghệ mới và cải tiến quy trình sản xuất thường đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện.
- Tâm lý e ngại và thiếu hỗ trợ: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, có tâm lý e ngại về sự chuyển dịch sang sản xuất xanh. Họ thường thiếu thông tin và sự hỗ trợ từ nhà nước cũng như các bên liên quan, làm phát sinh khó khăn trong quá trình thích nghi với các quy định mới.
4. Những lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu xanh vào EU
Khi xuất khẩu xanh vào EU, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- Hiểu rõ các tiêu chuẩn và quy định của EU: Doanh nghiệp cần nắm vững các quy định liên quan đến tiêu chuẩn xanh của EU. Việc hiểu rõ các yêu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc điều chỉnh quy trình sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.
Ví dụ như nắm rõ về cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), chính sách từ nông trại đến bàn ăn (F2F),…
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để tối ưu hoá quá trình sản xuất và giảm phát thải khí nhà kính. Việc ứng dụng công nghệ mới không những giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững: Một trong những yếu tố cần thiết là phát triển và duy trì một chuỗi cung ứng xanh. Điều này bao gồm việc sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, sử dụng các phương pháp sản xuất bền vững, và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi giai đoạn từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều tối đa hóa việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
5. Kết luận
Xuất khẩu xanh vào EU mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ tiêu chuẩn xuất khẩu xanh là như thế nào? Từ đó, trang bị kiến thức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ với Lê Nguyễn nhé!
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Khai Báo Hải Quan
- Vận Tải Đường Biển
- Vận Tải Đường Hàng Không
- Vận Tải Nội Địa
- Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam
- Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế
- Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn
- Vận chuyển dự án công trình