Cùng tìm hiểu về hàng phi mậu dịch, khái niệm và chính sách xuất nhập khẩu liên quan. Chúng tôi cũng sẽ chia sẻ 6 bí quyết quan trọng giúp việc xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch trở nên dễ dàng và thuận lợi.
Lê Nguyễn Transport & Logistics – Hoạt động xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch là một phần quan trọng trong giao thương quốc tế, đặc biệt đối với những cá nhân và tổ chức thực hiện trao đổi hàng hóa không nhằm mục đích thương mại. Mặc dù quy định đối với hàng phi mậu dịch linh hoạt hơn nhiều so với hàng thương mại, nhưng vẫn có không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc xác định giá trị, áp dụng chính sách chuyên ngành, nhãn mác hàng hóa hay các loại thuế nhập khẩu.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của hàng phi mậu dịch và các chính sách liên quan. Lê Nguyễn Transport & Logistics cũng sẽ chia sẻ 6 bí quyết hữu ích mà chúng tôi đã áp dụng để làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch suôn sẻ trong suốt thời gian qua.
Hàng phi mậu dịch là gì?
Hàng phi mậu dịch là các sản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không mua bán, không có hợp đồng và không yêu cầu thanh toán.
Hàng phi mậu dịch còn được gọi là “hàng không nhằm mục đích thương mại” hoặc “hàng hóa không phục vụ thương mại” trong các văn bản pháp lý. Theo định nghĩa trong Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan về bảng mã loại hình xuất nhập khẩu, hàng phi mậu dịch có thể bao gồm các trường hợp như:
- Quà biếu, quà tặng của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
- Hàng hóa của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và nhân viên tại các cơ quan này (trừ ô tô, xe máy sử dụng mã G14).
- Tài sản di chuyển của cá nhân hoặc tổ chức.
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng mẫu.
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh.
- Hàng hóa mang theo khi nhập cảnh vượt quá hạn mức miễn thuế.
- Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân nước ngoài kinh doanh tại các chợ biên giới.
Ngược lại với hàng phi mậu dịch, hàng mậu dịch (hay hàng hóa thương mại) là các sản phẩm được trao đổi trên thị trường với mục đích mua bán, trao đổi, hoặc tiếp thị, có hợp đồng, chứng từ thanh toán, hoặc đơn đặt hàng.
xem thêm:Thủ tục xuất khẩu hàng phi mậu dịch [mới nhất 2024]
Hàng phi mậu dịch có phải là “hàng hóa”?
Để xác định liệu hàng phi mậu dịch có phải là hàng hóa hay không, chúng ta cần căn cứ vào các định nghĩa pháp lý. Điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu.
Theo Điều 3 của Luật Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa số 05/2007/QH12:
- Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Hàng hóa là sản phẩm đưa vào thị trường để tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, hoặc tiếp thị.
Do hàng phi mậu dịch không được trao đổi, mua bán, hay tiếp thị, nên theo định nghĩa trong Luật Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa, hàng phi mậu dịch không phải là “hàng hóa” mà chỉ là “sản phẩm”. Tuy vậy, trong ngành logistics, thuật ngữ “hàng phi mậu dịch” vẫn được sử dụng phổ biến.
Mã loại hình xuất nhập khẩu phi mậu dịch
Tờ khai xuất khẩu hàng phi mậu dịch loại hình H21
Theo Quyết định số 1357/QĐ-BTC, mã loại hình xuất nhập khẩu đối với hàng phi mậu dịch là:
- Mã nhập khẩu: H11
- Mã xuất khẩu: H21
Bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch thường bao gồm các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan loại hình H11 hoặc H21.
- Vận đơn (Airway Bill hoặc Bill of Lading).
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice).
- Phiếu đóng gói (Packing List) nếu có.
- Thư xác nhận quà biếu hoặc quà tặng nếu có.
Tờ khai xuất nhập khẩu phi mậu dịch
Tờ khai phi mậu dịch là tờ khai xuất nhập khẩu được thực hiện theo loại hình H11 (nhập khẩu) và H21 (xuất khẩu). Mặc dù tờ khai này không khác nhiều so với các loại tờ khai hàng hóa thông thường, nhưng bạn cần khai đúng mã loại hình và nộp thuế theo quy định (trừ các trường hợp được miễn thuế). Các dịch vụ chuyển phát nhanh như FedEx, DHL, UPS thường hỗ trợ làm thủ tục khai báo với mức phí thấp hơn so với đại lý hải quan.
xem thêm:So Sánh Hàng Mậu Dịch và Hàng Phi Mậu Dịch: Điểm Giống và Khác Nhau
Hàng phi mậu dịch có phải kiểm tra chuyên ngành không?
Theo Khoản 7, Điều 3 của Nghị định số 132/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định số 132/2022/NĐ-CP), thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước không áp dụng đối với “các loại hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh” (hàng phi mậu dịch). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định chính thức từ các Bộ ngành về danh mục hàng hóa không cần kiểm tra chuyên ngành.
Trong một số trường hợp đặc biệt, hàng phi mậu dịch có thể được miễn thủ tục kiểm tra chuyên ngành nếu giá trị lô hàng dưới 1 triệu đồng.
Có được nhập khẩu ủy thác hàng phi mậu dịch không?
Tờ khai nhập khẩu ủy thác theo loại hình phi mậu dịch H11
Theo quy định hiện hành, không có văn bản pháp lý nào cấm việc nhập khẩu ủy thác đối với hàng phi mậu dịch. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu ủy thác đối với loại hàng này như bình thường. Lê Nguyễn Transport & Logistics đã thực hiện nhiều tờ khai nhập khẩu ủy thác loại hình H11 cho khách hàng của mình.
Hàng phi mậu dịch có chịu thuế nhập khẩu không?
Hàng phi mậu dịch được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng mẫu, ấn phẩm quảng cáo hoặc các loại hàng hóa không nhằm mục đích thương mại theo Điều 27 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Hàng hóa gửi qua chuyển phát nhanh với giá trị dưới 1 triệu đồng (theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTg).
Ngoài những trường hợp miễn thuế, hàng phi mậu dịch vẫn chịu thuế nhập khẩu và VAT như hàng hóa thông thường.
Hàng phi mậu dịch thiếu nhãn mác có bị phạt không?
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, việc quản lý nhãn mác áp dụng đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, bao gồm cả hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vì hàng phi mậu dịch chỉ là “sản phẩm” và không phải là “hàng hóa”, nó không thuộc phạm vi của nghị định này. Tuy vậy, để phục vụ cho việc khai báo hải quan và kiểm tra thuế, bạn vẫn nên đảm bảo hàng phi mậu dịch có đầy đủ nhãn mác.
xem thêm:THUẾ SUẤT ĐỐI VỚI HÀNG PHI MẬU DỊCH: TÌM HIỂU QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2025
Hàng phi mậu dịch có phải tham vấn giá không?
Hàng phi mậu dịch không nằm trong phạm vi áp dụng Thông tư số 38/2015/TT-BTC về việc tham vấn giá. Tuy nhiên, hải quan vẫn có thể yêu cầu cung cấp chứng từ giá nếu thấy giá trị của hàng hóa không hợp lý.
Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Hiện tại, không có quy định nào cấm việc bán các sản phẩm nhập khẩu dưới dạng phi mậu dịch. Các sản phẩm này có thể được bán hợp pháp sau khi đã được nhận.
- Nguyên tắc cơ bản của hiến pháp và pháp luật là “tổ chức, cá nhân được thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm”. Do vậy, nếu không có văn bản nào cấm, hoặc hạn chế việc bán sản phẩm nhập khẩu theo loại hình H11, việc bán các sản phẩm này là hợp pháp.
- Đối với quà biếu, quà tặng nhập khẩu theo loại hình H11, sau khi nhận được quà thì người nhận hoàn toàn có quyền sở hữu và quyền định đoạt đối với món quà này. Do vậy họ hoàn toàn có quyền bán món quà đó.
- Đối với hành lý tùy thân hoặc tài sản di chuyển của các tổ chức cá nhân, hoặc tài sản của các cơ quan ngoại giao nhập khẩu theo loại hình H11, chủ sở hữu hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản của mình và có thể bán theo quy định của pháp luật
- Đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được nhập theo loại hình H11, Chính phủ có ban hành nghị định Nghị định 80/2020/NĐ-CP và hướng dẫn cho trường hợp bán thanh lý tại Điều 17.
Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng phi mậu dịch, doanh nghiệp xuất hóa đơn như hàng hóa thông thường.
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0961296889
Email: marketing@lenguyentst.com.vn
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn