Hiện nay, tình trạng bán phá giá từ các doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu ván sợi gỗ vào Việt Nam đang diễn ra phổ biến. Điều này không chỉ gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh mà còn đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của ngành sản xuất nội địa. Chính vì vậy, Việt Nam đã khởi động cuộc điều tra chống phá giá đối với ván sợi gỗ nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc, nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước và ổn định thị trường. Cùng Lê Nguyễn theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé!
1. Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là hành động khi một công ty xuất khẩu bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá trị thông thường hoặc giá thấp hơn so với giá bán tại thị trường nội địa. Mục tiêu của việc này là giành lấy thị phần bằng cách hạ giá sản phẩm, thường gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nội địa của quốc gia nhập khẩu. Hành vi này có thể dẫn đến điều tra chống phá giá và áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại như thuế chống phá giá.
2. Bối cảnh điều tra bán phá giá ván sợi gỗ
Vào ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương Việt Nam đã quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm ván sợi gỗ nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.
Quyết định này được ban hành sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cụ thể là từ năm công ty lớn: Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha, Công ty TNHH Dongwha Việt Nam, Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty Cổ phần Kim Tín MDF và Công ty Cổ phần Kim Tín MDF Đồng Phú. Họ đã cáo buộc rằng các sản phẩm ván sợi gỗ từ hai quốc gia này đang bán phá giá tại Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất trong nước.
3. Ảnh hưởng của bán phá giá ván sợi gỗ
Việc bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan và Trung Quốc đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty sản xuất ván sợi gỗ trong nước. Giá thấp bất thường của các mặt hàng nhập khẩu đã khiến cho các công ty nội địa gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả, buộc họ phải giảm giá bán hoặc cắt giảm sản xuất.
Bên cạnh đó, việc bán phá giá ván sợi gỗ không những ảnh hưởng đến doanh thu mà còn dẫn đến tình trạng giảm việc làm cho người lao động, giảm nguồn thu thuế cho nhà nước và gây suy giảm ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các biện pháp chống phá giá phù hợp, ngành sản xuất ván sợi gỗ trong nước có thể mất dần thị phần và tác động đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất liên quan đến nội thất và xây dựng.
4. Quy trình điều tra việc bán phá giá vạn sợi gỗ
Quy trình điều tra chống phá giá của Bộ Công Thương thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng, bao gồm các bước quan trọng sau:
- Thu thập thông tin: Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra đến từng doanh nghiệp nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước và các bên liên quan nhằm thu thập thông tin về việc nhập khẩu, giá bán và các tác động đến thị trường.
- Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập thông tin, Bộ sẽ phân tích để xác định liệu các sản phẩm ván sợi gỗ nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc có đang được bán phá giá hay không, và mức độ thiệt hại đối với các doanh nghiệp trong nước.
- Tham vấn công khai: Bộ sẽ tổ chức các phiên tham vấn công khai để các bên liên quan, kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nhập khẩu và sản xuất trong nước, có cơ hội đưa ra thông tin và bằng chứng để bảo vệ lợi ích của mình.
- Áp dụng biện pháp tạm thời: Nếu có đủ bằng chứng cho thấy việc bán phá giá gây ra tổn hại đáng kể cho doanh nghiệp trong nước, Bộ có thể áp dụng các biện pháp chống phá giá tạm thời như áp thuế nhập khẩu bổ sung.
- Kết luận điều tra: Sau khi hoàn tất điều tra và thu thập thông tin, Bộ Công Thương sẽ công bố kết luận điều tra và khuyến nghị các biện pháp tiếp theo, có thể bao gồm áp thuế chống phá giá vĩnh viễn đối với các sản phẩm liên quan.
5. Các biện pháp chống phá giá tạm thời
Trong quá trình điều tra chống phá giá, nếu Bộ Công Thương phát hiện ra các bằng chứng cụ thể về việc bán phá giá từ các sản phẩm ván sợi gỗ nhập khẩu, Bộ có thể áp dụng một số biện pháp chống phá giá tạm thời, như:
- Áp dụng mức thuế tạm thời: Thuế chống phá giá tạm thời có thể được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Giám sát nhập khẩu: Tăng cường giám sát các mặt hàng nhập khẩu nhằm đảm bảo không có bất kỳ hành vi lách luật.
Những biện pháp này sẽ được thực hiện trong thời gian chờ đợi kết quả chính thức của cuộc điều tra. Thông thường, việc áp thuế tạm thời có thể kéo dài khoảng 4 đến 6 tháng, và trong một vài trường hợp có thể được gia hạn nếu cuộc điều tra cần nhiều thời gian để hoàn thành.
6. Tầm quan trọng của phòng vệ thương mại
Việc sử dụng các biện pháp chống phá giá giúp doanh nghiệp nội địa hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và có điều kiện phát triển vững mạnh. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hoá quá trình sản xuất, và cạnh tranh hiệu quả với hàng hoá nhập khẩu giá thấp.
Các biện pháp trên vừa tạo tiền đề giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình, giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, mà còn mở rộng hợp tác quốc tế, giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
7. Kết luận
Cuộc điều tra chống phá giá ván sợi gỗ nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Hi vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có được nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc hay cần gì hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ Lê Nguyễn nhé.
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: