
1.Tiêu chuẩn HACCP là gì?

2. Những thuật ngữ cần biết của tiêu chuẩn HACCP trong Logistics
Doanh nghiệp cần lưu ý những từ chuyên ngành để có thể đăng ký và vận hàng chứng chỉ HACCP :- Kế Hoạch HACCP: Tài liệu được tìm hiểu và xây dựng một cách có hệ thống về tiêu chuẩn của HACCP để triển khai tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn
- Chương trình tiên quyết (PRPs): Đánh giá điều kiện duy trì vệ sinh của môi trường xung quanh khu vực chế biến thực phẩm và chuỗi sản xuất.
- GMP (Good Manufacture Practices): Thực hành sản xuất tốt còn được hiểu là những quy phạm trong sản xuất.
- SSOP (Standard Sanitation Operation Program): Được hiểu là các quy trình vận hành vấn đề an toàn vệ sinh của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn.
- CP (Control Point): Điểm kiểm soát
- CCP (Critical Control Point): Điểm kiểm soát giới hạn
- CL (Critical Limit): Đây là ranh giới giữa 2 điểm chấp nhận và không chấp nhận được
- Mối nguy (Hazard): Chỉ đến những tác nhân vật lý, hoá học từ bên ngoài có khả năng gây hại hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng của sản phẩm
- Thẩm tra: Tiêu chuẩn của hệ thống HACCP được kiểm định và xác thực doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh đã đạt được đầy đủ tiêu chuẩn
3.Lợi ích của tiêu chuẩn HACCP đối Với doanh nghiệp
Dưới đây là một số lợi ích của tiêu chuẩn HACCP đối với doanh nghiệp :
- Hỗ trợ kiểm soát triệt để các nguy cơ ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
- Tạo ra quy chuẩn và nề nếp để hình thành mạng lưới sản xuất và xuất khẩu bền vững tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Thiết lập các tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng, chế biến, sản xuất đến vận chuyển ở mức cao nhất.
- Xây dựng niềm tin của khách hàng và thị trường.
- Tạo dựng tiền đề và lợi thế bền vững khi hợp tác và đàm phán với các đối tác quốc tế.
- Chứng chỉ HACCP là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận các hệ thống chứng chỉ quản lý chất lượng như ISO 22000:2018 hay FSSC 22000.
4.Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP ta có thể thường thấy là các doanh nghiệp đang kinh doanh lĩnh vực thực phẩm. Cụ thể bao gồm:- Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh sản xuất thực phẩm, đồ uống
- Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản…
- Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh,các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống,..
5.Các đặc trưng của tiêu chuẩn HACCP
- Tính hệ thống: Tiêu chuẩn HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong quá trình sản xuất, chế biến, hoặc cung cấp thực phẩm. HACCP giúp nhận diện mối nguy, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra hiệu quả của hệ thống để đảm bảo an toàn luôn được duy trì.
- Cơ sở khoa học: Các mối nguy về an toàn thực phẩm và biện pháp kiểm soát được xác định dựa trên bằng chứng khoa học.
- Chuyên biệt: Dựa vào đặc trưng của từng loại thực phẩm, HACCP giúp xác định mối nguy thường gặp và xây dựng biện pháp kiểm soát phù hợp.
- Phòng ngừa: HACCP hướng đến phòng ngừa thay vì chỉ kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn tất.
- Luôn thích nghi: Khi có thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con người hoặc thông tin về an toàn thực phẩm, hệ thống luôn được xem xét và điều chỉnh để phù hợp.
6.Quy trình xây dựng tiêu chuẩn HACCP
Dưới đây là sơ đồ các bước thực hiện để xây dựng kế hoạch HACCP![7 Nguyên tắc và quy trình 12 bước xây dựng HACCP [CHI TIẾT]](https://vietnamcleanroom.com/vcr-media/22/6/3/12-buoc-xay-dung-haccp.jpg)