Hóa chất là một phần không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hóa chất đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật cũng như thủ tục hải quan phức tạp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về thủ tục nhập khẩu hóa chất mới nhất năm 2024, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác.
1. Hóa chất là gì?
Hóa chất là các chất hoặc hợp chất có thành phần hóa học cụ thể được sử dụng trong các quá trình sản xuất, y tế, nguyên cứu khoa học, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Hóa chất có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí, được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như tính chất hóa học, mục đích sử dụng, và mức độ nguy hiểm.
2. Quy định về chính sách nhập khẩu hóa chất
Việt Nam có một hệ thống quy định chặt chẽ về nhập khẩu hóa chất nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường. Các quy định này được cụ thể hóa trong các luật, nghị định và thông tư liên quan đến hóa chất sau đây:
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007
- Thông tư 40/2011/TT-BCT: Quy định về khai báo hóa chất.
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 hướng dẫn Luật hóa chất
- Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BYT ngày 05/04/2019
- Công văn 3958/TB-TCHQ ngày 05/05/2015
- Công văn 3959/TB-TCHQ ngày 05/05/2015
Trên đây là toàn bộ những quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Để đảm bảo hoạt động nhập khẩu diễn ra được thuận lợi, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách và thực hiện đúng các yêu cầu về khai báo, kiểm định.
Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định này không những giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro pháp lý mà còn đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường.
3. Xác định mã HS hóa chất các loại
Mã HS là thông tin quan trọng mà bất cứ ai khi nhập khẩu hàng hóa cũng cần xác định cho mặt hàng nhập về. Bởi đây là mã phân loại hàng hóa được sử dụng để làm căn cứ tra cứu một số thông tin liên quan đến quy định, thủ tục nhập khẩu và chính sách thuế liên quan. Vậy mã HS của mặt hàng hóa chất là gì?
Với mặt hàng hóa chất, bạn có thể tra cứu mã HS tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành. Cụ thể:
- Chương 28 – Hóa chất vô cơ
Mã hs | Mô tả |
2828 | Hypoclorit; canxi hypoclorit thương phẩm; clorit; hypobromit. |
2829 | Clorat và peclorat; bromat và pebromat; iotdat và peiodat. |
- Chương 29 – Hóa chất hữu cơ
Mã hs | Mô tả |
2910 | Epoxit, rượu epoxy, phenol epoxy và ete epoxy có vòng ba cạnh và các dẫn xuất đã halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng. |
2911 | Axetal và hemiaxetal, có hoặc không có chức oxy khác, và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng. |
Để xác định được mã HS chính xác cho mặt hàng hóa chất, bạn cần căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của hàng hóa thực tế nhập khẩu để tra cứu. Do đó, nếu có nhu cầu hỗ trợ về mã HS cụ thể, bạn có thể liên hệ ngay với Lê Nguyễn Transports Logistics qua hotline: 0813892889 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
4. Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu hóa chất
Khi nhập khẩu hóa chất về Việt Nam, theo quy định, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Mức thuế cụ thể phải nộp được xác định dựa vào mặt hàng thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu về.
Để xác định được thuế nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo các tính thuế sau đây:
- Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu
- Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế suất GTGT.
Trong đó, trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
5. Thủ tục nhập khẩu hóa chất
Thủ tục nhập khẩu hóa chất về cơ bản sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với các loại mặt hàng hàng thông thường. Bởi đây là mặt hàng liên quan đến vấn đề an toàn, môi trường và sức khỏe con người. Do đó, ngoài thủ tục nhập khẩu thông thường, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải thực hiện thêm nhiều thủ tục khác, trong đó có thủ tục giám định.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thường có một số loại giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Bảng CAS đi kèm
- Certificate of Analysis
- Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu
- MSDS
Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất kể trên thì tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và vận đơn là những chứng từ quan trọng nhất. Đặc biệt, đối với các loại hóa chất cần khai báo, MSDS (Bảng dữ liệu an toàn vật liệu) cũng là một tài liệu bắt buộc phải có.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng lô hàng, cơ quan hải quan có thể yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ khác.
Xem thêm: https://lenguyentst.com.vn/thu-tuc-nhap-khau-may-dap-noi-da-qua-su-dung/
6. Kết luận
Thủ tục nhập khẩu hóa chất là một quá trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm. Hy vọng với bài viết, bạn sẽ hiểu được phần nào về thủ tục nhập khẩu hóa chất. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các thủ tục hải quan, giấy tờ cần thiết, hoặc muốn tìm hiểu về các dịch vụ nhập khẩu hóa chất chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Lê Nguyễn.