lenguyentst.com.vn

Packing List là gì? Lập packing list cần chú ý những gì?

Packing list là gì trong xuất nhập khẩu? Khi lập Packing List cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây, Lê Nguyễn Logistics sẽ làm rõ vấn đề trên cho các bạn.

1. Khái niệm packing list (phiếu đóng gói hàng hóa) là gì?

Packing list (bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa) là chứng từ xuất nhập khẩu do người bán phát hành sau khi hoàn thiện vai trò đóng hàng gửi cho người mua. Packing list sẽ mô tả chi tiết về quy cách đóng gói, số lượng hàng hóa thực tế người bán giao hàng cho người mua.

Dựa vào packing list người bán chứng minh thực tế số lượng người bán giao hàng với số lượng là bao nhiêu. Packing list là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Bản chất của packing list là phiếu đóng gói hàng hóa thể hiện giá trị thực tế của hàng hóa như: số lượng, quy cách đóng gói, N.W; G.W, CBM…

Xem thêm: Master Bill là gì? Phân biệt giữa House bill và Master Bill

2. Các loại packing list thường dùng 

Tùy vào mục đích sử dụng sẽ có 3 loại packing list thường được sử dụng bạn đọc cần biết:

Tên loại packing listMô tả chi tiết 
Detailed Packing ListĐây là phiếu đóng gói chi tiết, thể hiện chi tiết trên trên lô hàng, hai bên mua bán dùng loại packing list này để kiểm tra số lượng chi tiết của hàng hóa. Dựa vào đó biết bên bán đóng hàng thiếu không, trường hợp có phát sinh sẽ truy xuất được lỗi nằm ở khâu nào trong quá trình vận tải.
Neutrail Packing ListNeutrail packing list là phiếu đóng gói trung lập. Trên loại này không thể hiện tên người bán, ít khi được sử dụng
Packing and Weight listPacking and Weight list, tương tự như phiếu đóng gói chi tiết, nhưng phiếu đóng gói này có kèm theo bảng kê trọng lượng.

3. Vai trò của packing list trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu 

  • Nhìn vào phiếu đóng gói hàng hóa bạn sẽ biết được chính xác hàng có trong container, só lượng hàng hóa được xếp như thế nào và biết được người bán có giáo hàng đủ như thỏa thuận hay không.
  • Ngoài ra, khi có packing list 2 bên sẽ biết được kế hoạch đóng gói, vận chuyên hàng hóa như thế nào phù hợp, cách khai thác hàng, thuê nhà kho để hàng, và chi phí nhân công dự kiến là bao nhiêu.
  • Khi khai báo hải quan xuất nhập khẩu dựa vào thông tin trên packing list hải quan làm căn cứ để kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần
  • Packing list là căn cứ để 2 bên mua bán xác định rõ trách nhiệm rủi ro và chi phí, giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Xem thêm: Commercial Invoice Là Gì? Hóa đơn thương mại

4. Các thông tin cần kiểm tra trên packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)

Tùy vào mục đích sử dụng và thỏa thuận giữa 2 bên mua bán mẫu packing list tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin người mua bán: Người gửi – người nhận (shipper – consignee: Tên, địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp mua hàng)
  • Thông tin về hàng hóa: Tên hàng hóa – Khối lượng (G.W- N.W-CBM) – mô tả đóng gói. Đóng gói (Packing): số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới
  • Thông khai thác hàng: Cảng bốc hàng – cảng dỡ hàng (POL _POD)
  • Ngày phát hành packing list: Số và ngày trên packing List
  • Điều kiện mua bán theo incoterm:Term mua bán hàng hóa
  • Thông tin cảng bốc hàng và càng dỡ hàng: Port of Loading – Port of Destination
  • Phía cuối Packing List  cần có xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu phía cuối packing

Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng