lenguyentst.com.vn
ARR

Phân Loại Linh Kiện Máy Tháo Rời Được Đóng Chung Kiện 2024

Linh kiện máy tháo rời đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa máy móc. Việc nhập khẩu các linh kiện này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích về chất lượng và hiệu suất. Tuy nhiên, với sự đa dạng và phong phú của các loại linh kiện, việc phân loại chúng khi được đóng chung kiện là vô cùng cần thiết.

Bài viết này sẽ đi sâu vào việc phân loại hàng nhập khẩu linh kiện máy tháo rời, khám phá các tiêu chí và phương pháp phân loại hiệu quả, từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các linh kiện phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình

1. Nguyên tắc phân loại: 

Phân loại linh kiện máy tháo rời ở dạng tháo rời theo Quy tắc 2a thuộc 6 Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 được quy định như sau:

 “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.”

Theo quy tắc 2a và Thông tư số 49/2010/TT-BTC, linh kiện máy tháo rời được đóng chung kiện thực hiện phân loại theo nguyên tắc như sau: 

1.1. Phân loại theo từng linh kiện, chi tiết rời, nếu đáp ứng các tiêu chí như sau: 

  • Về độ rời rạc: Các chi tiết, linh kiện phải để rời nhau, chưa có chi tiết nào được lắp ráp với chi tiết nào. 
Phân loại theo từng linh kiện riêng biệt của một thiết bị

Ví dụ: lốp xe đạp để rời săm, nan hoa, vành,… Các chi tiết, linh kiện rời là các chi tiết cấu thành nên sản phẩm, không bao gồm các chi tiết sách hướng dẫn, catalogue, bao bì…

  • Về tổng số lượng các chi tiết, linh kiện rời: có sử dụng ít nhất một chi tiết, linh kiện rời sản xuất trong nước (tự sản xuất hoặc mua của doanh nghiệp khác sản xuất trong nước để lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc). Các chi tiết, linh kiện rời là các chi tiết cấu thành nên sản phẩm, không bao gồm các chi tiết sách hướng dẫn, catalogue, bao bì…

1.2. Phân loại theo sản phẩm nguyên chiếc nếu không thể đáp ứng 1 trong các tiêu chí hoặc cả 2 tiêu chí nêu ở phần 1.1 như trên. Cụ thể:

  • Về độ rời rạc: Các chi tiết, linh kiện để rời nhau hoặc không để rời nhau nhưng có từ 02 linh kiện, chi tiết rời trở lên đã được lắp ráp vào với nhau thành cụm, cụm chức năng.
  • Về tổng số lượng các chi tiết, linh kiện rời: tổng số lượng các chi tiết, linh kiện rời để lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc hoàn toàn từ nguồn nhập khẩu;

1.3. Trường hợp khi xuất nhập khẩu, bộ linh kiện đảm bảo độ rời rạc không đầy đủ như ở phần 1.2 trên nhưng doanh nghiệp không lựa chọn phân loại theo nguyên tắc nêu tại đều 1.2 mà lựa chọn phân loại theo mã số của sản phẩm nguyên chiếc thì phân loại theo lựa chọn của người khai Hải quan.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Người khai hải quan phải báo cáo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu chậm nhất là vào ngày 30 tháng 1 hàng năm. Người khai hải quan có thể lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục nhập khẩu. Việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu của năm trước được người khai hải quan báo cáo theo các nội dung sau:

  • Tên, số lượng linh kiện nhập khẩu; Tên, số lượng linh kiện tự sản xuất hoặc mua trong nước;
  • Tên sản phẩm dự kiến lắp ráp từ linh kiện rời và định mức sử dụng linh kiện để lắp ráp sản phẩm (để lắp ráp sản phẩm cần những chi tiết gì, số lượng từng chi tiết);
  • Số lượng linh kiện thực tế đã sử dụng vào sản xuất, lắp ráp sản phẩm;
  • Số lượng sản phẩm đã sản xuất, lắp ráp;
  • Số lượng linh kiện nhập khẩu chưa sử dụng sản xuất, lắp ráp sản phẩm (nêu rõ lượng tồn chuyển sang năm sau hoặc sử dụng vào mục đích khác; số tiền thuế chênh lệch phải nộp – nếu có).

3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan: 

Cơ quan hải quan kiểm tra các giấy tờ nhập khẩu

Cơ quan hải quan nơi làm thủ tập nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa và quyết toán việc sử dụng số linh kiện nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp và thu thuế, sản phẩm đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định về báo cáo quyết toán và/hoặc sử dụng không đúng mục đích hàng hóa đã được tính thuế theo linh kiện rời. 

Cơ quan hải quan có trách nhiệm xử lý thủ tục này chậm nhất trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báo cáo do người khai hải quan gửi.

Bộ Tài chính có ý kiến để Cục Hải quan tỉnh, thành phố niêm yết công khai hướng dẫn này tại trụ sở cơ quan hải quan và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vừa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hải quan. Trường hợp phát sinh vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.

Trong quá trình phân loại hàng nhập khẩu linh kiện máy tháo rời được đóng chung kiện, chúng ta không chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc tổ chức và quản lý mà còn hiểu rõ hơn về sự đa dạng và đặc thù của từng loại linh kiện. Việc phân loại chính xác không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn đảm bảo rằng các linh kiện sẽ hoạt động hiệu quả và bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức và thông tin hữu ích để áp dụng vào thực tiễn.

Xem thêm: INCOTERMS – Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế Phổ Biến 2024

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: