lenguyentst.com.vn
ARR

Quy Định Mới Về Ghi Thành Phần Dinh Dưỡng Trên Nhãn Thực Phẩm Mới Nhất Tháng 11/2024

Quy Định Mới Về Ghi Thành Phần Dinh Dưỡng Trên Nhãn Thực Phẩm Mới Nhất Tháng 11/2024

Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

Cái việc ghi rõ thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm đã và đang trở thành một tiêu chí không thể nào mà sót được trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại. Đối với người tiêu dùng thì những in tư này sẽ giúp họ một phần nào đó hiểu về sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyết định và tâm lý mua hàng của họ.

Trong những năm gần đây, chính phủ đã ban hành nhiều quy định để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng trong việc ghi nhãn thực phẩm, trong đó có những thay đổi lớn về quy định ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. 

Hôm nay, Lê Nguyễn Transport & Logistics sẽ phân tích “ngọn ngành” các quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm, thống kê các số liệu thực tế từ ngành công nghiệp và những điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp.

Đọc thêm Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tại đây

nhãn thực phẩm

Người tiêu dùng rất chú trọng đến dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

1. Ý nghĩa của nhãn thực phẩm và yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng

Nhãn thực phẩm là gì?

Nhãn thực phẩm là các thông tin được ghi rõ trên bao bì sản phẩm thực phẩm, bao gồm tên sản phẩm, thành phần, thông tin dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và các thông tin liên quan khác. 

Những “in tư (in4)” này rất có ích đối với người tiêu dùng để họ hiểu rõ về thành phần sản phẩm và họ có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sức khỏe cá nhân.

Tầm quan trọng của việc ghi nhãn dinh dưỡng

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 80% người tiêu dùng muốn biết rõ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm trước khi mua hàng. Đây là dấu hiệu rõ ràng rằng việc cung cấp thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiểu biết và sức khỏe cộng đồng. 

Việc ghi rõ thành phần dinh dưỡng cũng giúp các nhà sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm của mình, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.

Nhãn thực phẩm là gì? Dinh dưỡng gồm có những gì?

2. Quy định mới về ghi nhãn dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm tại Việt Nam

Quy định của Bộ Y tế và các văn bản pháp lý liên quan

Hiện nay, việc ghi nhãn thực phẩm, bao gồm ghi thông tin thành phần dinh dưỡng, được quy định chi tiết tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Các nghị định này nêu rõ các yêu cầu về việc ghi nhãn thực phẩm phải chính xác, trung thực và đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan quản lý.

Cụ thể, các thông tin phải bao gồm:

  • Thành phần chính của sản phẩm.
  • Thành phần dinh dưỡng chi tiết, bao gồm năng lượng (calories), chất béo (fat), đường, muối và protein…
  • Các thông tin dinh dưỡng bổ sung khác nếu có, như chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các nhãn thực phẩm phải ghi rõ các cảnh báo về các chất gây dị ứng phổ biến, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng.

Quy định của Bộ Y Tế về các nhãn thực phẩm tại Việt Nam

Sự bổ sung từ các quy định quốc tế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cũng có các tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu về ghi nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm. 

Tại nhiều quốc gia, thông tin về lượng đường, chất béo bão hòa và natri là bắt buộc trên nhãn, nhằm hỗ trợ phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. 

Việc Việt Nam tham gia và tiếp thu các quy chuẩn quốc tế là một bước tiến đáng kể trong việc cải thiện chất lượng nhãn thực phẩm trong nước.

Những điểm mới trong quy định

Trong các quy định mới, có sự bổ sung yêu cầu về các thông tin như:

  • Ghi rõ hàm lượng calo trên mỗi khẩu phần.
  • Ghi rõ lượng muối, đường, và chất béo bão hòa – ba yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
  • Yêu cầu nhãn phụ phải dịch đầy đủ nội dung với các sản phẩm nhập khẩu.

Việc bổ sung này nhằm đảm bảo rằng mọi người tiêu dùng có thể dễ dàng hiểu và sử dụng các thông tin này trong việc quản lý sức khỏe bản thân.

Đọc thêm Quy định ghi nhãn thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc tại đây

3. Thực trạng ghi nhãn thực phẩm tại Việt Nam

Số liệu thống kê về ngành thực phẩm và ghi nhãn tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành thực phẩm và đồ uống chiếm hơn 15% GDP Việt Nam năm 2022, với giá trị xuất khẩu đạt trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, tình trạng ghi nhãn thực phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. 

Khảo sát từ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho thấy có tới 30% nhãn thực phẩm chưa đáp ứng đầy đủ thông tin dinh dưỡng, và một số sản phẩm còn thiếu minh bạch về các chất phụ gia.

 

Tác động của quy định mới đối với các doanh nghiệp

Với quy định mới về ghi nhãn, các doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống sản xuất và điều chỉnh quy trình đóng gói, bao gồm cả việc thiết kế nhãn mới và các chi phí bổ sung liên quan. Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng đồng thời giúp nâng cao uy tín thương hiệu và tạo lòng tin đối với người tiêu dùng.

Thực trạng ghi nhãn thực phẩm tại Việt Nam

4. Lợi ích của quy định ghi nhãn thực phẩm mới đối với sức khỏe cộng đồng

Quy định mới về ghi nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm mang lại lợi ích thiết thực, không chỉ giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn mà còn cải thiện sức khỏe cộng đồng nói chung. Những thay đổi này có tác động lớn đến cách mọi người hiểu và tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng.

Giúp người tiêu dùng hiểu rõ thành phần dinh dưỡng

Việc ghi nhãn rõ ràng về dinh dưỡng giúp người tiêu dùng có thông tin đầy đủ về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, bao gồm calo, chất béo, đường, muối, protein và các chất quan trọng khác. Hơn nữa, giúp người tiêu dùng so sánh và lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe cá nhân. 

Để mình lấy ví dụ sau, những người muốn kiểm soát cân nặng hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt (như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao) có thể dễ dàng chọn lựa các sản phẩm có hàm lượng đường, muối và calo thấp hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một chế độ ăn uống cân bằng với hàm lượng đường và muối thấp có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường lên đến 50%. Việc đưa thông tin này vào nhãn thực phẩm góp phần đáng kể vào mục tiêu đó.

Phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm

Béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp là những bệnh không lây nhiễm nhưng rất liên quan đến chế độ ăn uống và sự hấp thụ thực phẩm không lành mạnh. 

Với quy định ghi nhãn mới, các sản phẩm có chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe (như chất béo bão hòa, đường, muối cao) phải được ghi rõ. Khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh này.

Theo một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, đặc biệt ở nhóm trẻ em và thanh thiếu niên. Những quy định mới về nhãn thực phẩm cho phép các bậc phụ huynh dễ dàng chọn các thực phẩm ít calo và ít đường cho con trẻ mình.

Hãy “khéo léo” lựa chọn những thực phẩm ghi rõ nhãn thực phẩm và nguồn gốc

Nâng cao nhận thức về sức khỏe và dinh dưỡng trong cộng đồng

Thói quen đọc nhãn trước khi mua hàng giúp nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, giúp người tiêu dùng hiểu rõ về những gì họ đưa vào cơ thể, nhờ vào đó họ có sự điều chỉnh hợp lý trong chế độ ăn uống khác nhau.

Góp phần xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, giúp người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm ít chất béo, ít đường và giàu dinh dưỡng.

Tại một số quốc gia đã thực hiện quy định ghi nhãn chặt chẽ, chẳng hạn như Hoa Kỳ, tỷ lệ người tiêu dùng đọc nhãn trước khi mua hàng lên tới 70%. Xu hướng này cho thấy nhận thức của cộng đồng về sức khỏe đã được nâng cao nhờ các quy định minh bạch hóa thông tin sản phẩm.

Thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lành mạnh hơn

Một trong những tác động tích cực của quy định ghi nhãn dinh dưỡng là nó thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Khi người tiêu dùng có xu hướng chọn các sản phẩm lành mạnh, các doanh nghiệp sẽ có động lực để cải thiện công thức sản phẩm, giảm lượng đường, chất béo bão hòa và muối trong sản phẩm của mình.

Báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm là thực phẩm lành mạnh, đáp ứng nhu cầu việc quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng có nhiều quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm.

Hỗ trợ cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát an toàn thực phẩm

Quy định ghi nhãn thực phẩm mới giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra và giám sát chất lượng thực phẩm lưu hành trên thị trường. Việc yêu cầu các doanh nghiệp ghi rõ các thành phần có thể gây dị ứng hoặc các chất phụ gia cũng giúp cơ quan chức năng nhanh chóng phát hiện những vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm.

Đọc thêm Quy trình kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Viện nghiệm ATTP Quốc gia tại đây

5. Những thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp

Thách thức

  • Chi phí gia tăng: Việc thay đổi nhãn sẽ kéo theo các chi phí thiết kế và in ấn, tăng giá thành sản phẩm.
  • Phải tuân thủ các quy định quốc tế: Do xu hướng hội nhập, nhiều doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định khắt khe từ các thị trường quốc tế.

Giải pháp

Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp có thể:

  • Nâng cao công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
  • Tăng cường truyền thông: Xây dựng thương hiệu bằng cách minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.

Kết luận

Việc quy định chi tiết về ghi nhãn thực phẩm, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng, đã và đang tạo ra một môi trường minh bạch hơn trong ngành thực phẩm. Điều này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tâm phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. 

Các quy định mới đòi hỏi sự nghiêm túc và đầu tư từ phía doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều cơ hội phát triển bền vững. Những thay đổi này hứa hẹn sẽ giúp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vươn lên tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và thị trường quốc tế.

Tham khảo thêm Việc ghi nhãn thực phẩm năm 2023 được quy định như thế nào tại đây

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline: 0961296889 

Email: marketing@lenguyentst.com.vn

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: