lenguyentst.com.vn
ARR

Hàng hóa nhập khẩu ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào? [Mới nhất 2024]

Nhãn hàng hóa là yếu tố bắt buộc trên bao bì sản phẩm, nhất là với hàng nhập khẩu. Việc ghi nhãn đúng và đủ không chỉ đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tuân thủ các quy định pháp luật. Vậy nếu ghi sai nhãn hàng hóa thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng Lê Nguyễn theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?

1. Nhãn hàng hóa là gì?

Nhãn hàng hóa, theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, là bản chữ, hình vẽ hoặc ảnh được thể hiện dưới dạng viết, in, vẽ hoặc chụp và được gắn, dán, đính trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì thương phẩm. Nhãn có thể được in, khắc hoặc đúc trên các chất liệu khác nhau và được gắn lên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm.

Ghi nhãn hàng hoá là việc đưa các thông tin quan trọng và cần thiết lên nhãn để giúp người tiêu dùng nhận biết, phân biệt và tiêu dùng sản phẩm. Đồng thời, nó cũng giúp nhà sản xuất và kinh doanh quảng cáo sản phẩm của mình, và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giám sát hàng hoá trên thị trường.

Nhãn hàng hóa được chia thành hai loại: nhãn gốc và nhãn phụ.

  • Nhãn gốc: nhãn được dán lần đầu bởi tổ chức hoặc cá nhân sản xuất lên hàng hóa và bao bì thương phẩm của sản phẩm.
  • Nhãn phụ: nhãn thể hiện các thông tin bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc từ ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, đồng thời bổ sung các thông tin cần thiết bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc chưa cung cấp đầy đủ.
Nhãn hàng hóa là gì?
Nhãn hàng hóa là gì?

2. Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

Theo Điều 10 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 của Nghị định 111/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2022, có quy định về các thông tin bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa như sau:

– Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa.

– Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của từng loại hàng hoá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

– Nhãn gốc của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải ghi các nội dung trên bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục hải quan:

+ Tên hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa.

+ Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

– Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”;

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa;

Xem toàn bộ văn bản về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tại: Thư viện pháp luật Việt Nam

Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa
Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

3. Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2022) quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa, cụ thể như sau:

Theo Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2022), trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau:

  • Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa, bao gồm cả nhãn phụ, phải đảm bảo rằng việc ghi nhãn là trung thực, rõ ràng và chính xác, phản ánh đúng bản chất của sản phẩm.
  • Đối với hàng hóa sản xuất để tiêu thụ trong nước, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất sẽ chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

Nếu tổ chức hoặc cá nhân được giao thực hiện việc ghi nhãn cho hàng hóa của người khác, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về thông tin trên nhãn của hàng hóa đó.

  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được xuất khẩu hoặc bị trả lại, tổ chức hoặc cá nhân đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
  • Tổ chức và cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cũng phải ghi nhãn theo các quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Nghị định.
 Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

4. Hàng hóa nhập khẩu ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, mức xử phạt cho hành vi vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không thể đọc được các thông tin trên nhãn, và cá nhân hoặc tổ chức nhập khẩu không khắc phục được.

– Nhập khẩu hàng hoá có nhãn hàng hoá ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp hàng nhái, hàng hoá giả mạo xuất xứ Việt Nam) sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Hàng hóa nhập khẩu ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt 
Hàng hóa nhập khẩu ghi sai nhãn hàng hóa sẽ bị xử phạt

– Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

5. Các tips để tránh vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa

Để đảm bảo tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, doanh nghiệp và cá nhân nên lưu ý một số điểm sau:

  • Tìm hiểu kỹ quy định: Trước khi nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định về ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam và quốc gia xuất xứ.
  • Kiểm tra kỹ nhãn hàng hóa: Kiểm tra kỹ nhãn hàng hóa trước khi thông quan để đảm bảo các thông tin được ghi đầy đủ và chính xác.
  • Làm việc với đối tác uy tín: Chọn những đối tác cung cấp hàng hóa uy tín để giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật.
Các tips để tránh vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa
Các tips để tránh vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa

6. Kết luận

Ghi nhãn hàng hóa là yêu cầu thiết yếu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có khi kinh doanh.

Xem thêm: https://lenguyentst.com.vn/tim-kiem-khach-hang-quoc-te-tren-thi-truong-so/

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: