lenguyentst.com.vn
ARR

Cộng gộp xuất xứ đối với CO Form E thực hiện như thế nào?

Cộng gộp xuất xứ đối với CO Form E là quy tắc cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc để tính toán xuất xứ sản phẩm. Điều này giúp hàng hóa dễ dàng đạt tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc, từ đó được hưởng ưu đãi thuế quan. Quy tắc này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nguyên liệu và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

1. Cộng gộp xuất xứ là gì?

Cộng gộp xuất xứ là quy tắc trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho phép các quốc gia thành viên cộng dồn giá trị của nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia trong cùng khu vực hoặc cùng hiệp định để tính toán xuất xứ của một sản phẩm cuối cùng.

Cộng gộp xuất xứ đối với CO Form E thực hiện như thế nào?

Thay vì chỉ tính xuất xứ dựa trên nguyên liệu từ một quốc gia duy nhất, quy tắc cộng gộp xuất xứ cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia thành viên khác nhau, miễn là các quốc gia này đều tham gia cùng một hiệp định thương mại. Mục đích của cộng gộp xuất xứ là giúp hàng hóa dễ dàng đáp ứng các tiêu chí xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

Ví dụ: Một sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhưng có nguyên liệu từ Thái Lan và Malaysia. Nếu các quốc gia này đều tham gia cùng một hiệp định thương mại tự do có quy tắc cộng gộp, nguyên liệu từ 2 quốc gia này cũng có thể được tính gộp vào xuất xứ của sản phẩm để nó đủ điều kiện được hưởng các loại ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang một quốc gia khác trong hiệp định.

2. Cộng gộp xuất xứ đối với CO form E là gì?

CO Form E là chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Cộng gộp xuất xứ Form E cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu từ các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, tính cộng gộp để sản phẩm đạt tiêu chí xuất xứ ACFTA.

Theo Điều 9, Chương 2 – TT Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

“Hàng hóa có xuất xứ của một Nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu tại một Nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa cuối cùng.”

3. Cộng gộp xuất xuất đối với form E áp dụng khi nào?

  • Nguyên liệu từ một nước thành viên trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được sử dụng để sản xuất hàng hóa ở một nước thành viên khác trong cùng hiệp định.
  • Hàng hóa cuối cùng được sản xuất từ các nguyên liệu này đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) (chẳng hạn như đạt tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực hoặc trải qua các công đoạn gia công cần thiết).
  • Trong trường hợp này, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ từ nước thành viên nơi quá trình sản xuất hoặc chế biến cuối cùng diễn ra, cho dù nguyên liệu được nhập từ các quốc gia thành viên khác trong ACFTA.

4. Tiêu chí áp dụng dụng cộng gộp xuất xứ đối với form E

Các tiêu chí áp dụng cộng gộp xuất xứ Form E trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) bao gồm:

4.1. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)

Regional Value Content
  • Hàng hóa phải có tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực (RVC) tối thiểu là 40%. Điều này có nghĩa là tổng giá trị nguyên liệu và chi phí sản xuất trong các nước thành viên ASEAN hoặc Trung Quốc phải chiếm ít nhất 40% giá trị của sản phẩm cuối cùng.
  • RVC được tính bằng công thức:

Trong đó:

  • Giá trị FOB (Free on Board) là giá trị xuất khẩu của hàng hóa.
  • Giá trị nguyên liệu không có xuất xứ (VNM) được xác định như sau:
  1. a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ, VNM là trị giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu;
  2. b) Trong trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được mua từ một Nước thành viên, giá trị VNM được xác định là giá mua ban đầu có thể tính toán được cho nguyên liệu đó. Giá trị này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí đóng gói, cũng như các chi phí phát sinh khác liên quan đến quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho của nhà cung cấp đến cơ sở của nhà sản xuất.

4.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (Change in Tariff Classification – CTC)

Change in Tariff Classification
  • Hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (HS code) ở cấp độ 4 chữ số so với nguyên liệu đầu vào. Điều này có nghĩa là mã HS của sản phẩm cuối cùng phải khác với mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ sau khi trải qua quy trình sản xuất hoặc gia công.

4.3. Tiêu chí công đoạn gia công hoặc chế biến cụ thể (Specific Process Criteria)

  • Một số hàng hóa có thể phải tuân thủ các quy định về công đoạn sản xuất hoặc gia công cụ thể. Các công đoạn này phải đủ quan trọng để làm thay đổi tính chất của nguyên liệu hoặc tạo ra sản phẩm mới, theo quy định cụ thể của hiệp định.

4.4. Cộng gộp xuất xứ (Cumulation Rule)

  • Nguyên liệu có xuất xứ từ một nước thành viên ASEAN hoặc Trung Quốc có thể được sử dụng để sản xuất hàng hóa tại một nước thành viên khác trong ACFTA. Khi đó, các nguyên liệu này sẽ được coi là có xuất xứ từ nước thành viên nơi hàng hóa được sản xuất cuối cùng.
  • Quy tắc này cho phép các doanh nghiệp tính gộp xuất xứ của nguyên liệu từ nhiều nước thành viên ACFTA để đạt được tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC).

4.5. Tiêu chí vận chuyển trực tiếp (Direct Consignment)

  • Hàng hóa phải được vận chuyển trực tiếp từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu mà không qua nước thứ ba, ngoại trừ các hoạt động trung gian không cần thiết như xếp dỡ hoặc lưu kho để bảo vệ hàng hóa.

 

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: