lenguyentst.com.vn
ARR

Các Loại Phí Trong Xuất Nhập Khẩu cần nắm rõ trong T11/2024

Mục Lục

Các loại phí trong xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ

 

1. Giới thiệu về phí trong xuất nhập khẩu

Tổng quan về các loại phí trong xuất nhập khẩu và tầm quan trọng của việc nắm rõ các loại phí này đối với doanh nghiệp.

1.1 Các loại phí “phải có” trong Xuất nhập khẩu

  • Phí phát hành vận đơn (Bill of Lading Fee – B/L Fee)

Phí B/L phải nộp tại điểm xuất phát của một lô hàng khác nhau. Mức thu phí phát hành thường ở mức 900.000/ lô hàng/ bộ BL. “Sấp” Bill of Lading của mỗi lô hàng chính là hóa đơn thanh toán xác nhận việc giao nhận của hai bên làm việc với nhau, là người xuất nhập hàng hóa với bên hãng tàu. 

phí trong xuất nhập khẩu

Phát hành vận đơn là một trong những việc “cần có”

Tìm hiểu về Vận đơn theo lệnh (Bill of Lading) chi tiết tại Lê Nguyễn Transport & Logistics

  • Phí phát hành lệnh giao hàng (Delivery Order Fee – D/O Fee)

Phí D/O phải nộp tại điểm cuối của một lô hàng khác nhau. Mức thu phí thông thường sẽ là 900.000đ/bộ DO/lô hàng. Để hàng có thể “cập bến” người nhận, người nhập hàng hóa cần bàn giao lại “sấp” B/L bản gốc cho các hãng tàu và nhận lại lệnh giao hàng (D/O).

  • Phí tổng vệ sinh khoang Container

Phí vệ sinh khoang Container nộp lúc cập bến và được tính dựa trên số lượng Container mà hãng tàu đó vừa chở đến. Mục đích chính mà loại phí này sử dụng đó là khi người chủ hàng “đam mê sự sạch sẽ” họ có muốn làm sạch các khoang container hàng hóa của họ. Tùy theo số lượng container của chủ hàng mà mức thu loại phí này sẽ khác nhau.

Dọn dẹp Container cũng là nhìn hình thức chủ hàng hóa là con người như nào?

  • Phí kho ngoại quan (Container Freight Station – CFS)

Phí CFS được thu tại điểm đến hoặc điểm xuất phát của lô hàng hóa. Loại phí này thực chất là “thù lao” vận chuyển hàng từ container vào kho CFS của cảng. Đây là loại kho chuyên biệt để tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức bán lẻ.

Đọc thêm Kho ngoại quan là gì trong Logistics [mới nhất 2024] chi tiết tại đây

  • Phí đổi cảng đích (Change of Destination – COD)

Phí COD được thu khi người nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng sang một cảng khác. Để thực hiện việc chuyển đổi điểm đến cho khách hàng, bạn sẽ phải nộp một khoản phí do các hãng tàu “ra giá”.

Xem xét điểm đến cẩn thận để không phải thay đổi cảng đích quá nhiều

  • Phí gửi chỉ thị giao hàng bị “delay” (Shipping Instruction Fee – Late SI)

Phí SI muộn được thu tại cảng trên mỗi lô hàng. Các hãng tàu đều đưa ra thời gian cụ thể để người xuất khẩu gửi các thông tin cần thiết trên Bill. Nếu đã đến thời hạn mà họ chưa gửi thì người gửi sẽ phải đóng thêm phí SI trễ.

  • Phí niêm phong chì (Seal Fee)

Phí niêm phong chì được thu tại điểm đi của lô hàng hóa và thu theo số lượng container vận chuyển. Mục đích chính của phí này dùng để mua seal trong việc “phong ấn” các khoang container của hãng tàu. Trên mỗi seal đều được in số hiệu khác nhau để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát hàng hóa. Hơn nữa, phía hải quan có thể căn cứ vào số hiệu này để theo dõi, quản lý và “bắt gian” các hành vi xấu như buôn lậu, vận chuyển hàng cấm.

Giá seal là 200.000VNĐ / 1 seal. Nếu container bị mất seal, phải cần liên hệ ngay đến đơn vị vận chuyển để xin được cấp lại.

 

Đề cập ngắn gọn về các văn bản, nghị định và thông tư quy định về phí trong xuất nhập khẩu trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC.

2. Phân loại các loại phí trong xuất nhập khẩu

2.1 Phí Hải Quan

  • Phí khai báo hải quan

Mức thu lệ phí làm thủ tục hải quan là 20.000 VNĐ/01 tờ khai hải quan; – Mức thu lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải, quá cảnh Việt Nam là 200.000 VNĐ đối với duy nhất lần làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu nhập và không thu thêm phí phát sinh khi làm thủ tục xuất cảnh.

Có rất nhiều chi phí để vận chuyển hàng hóa các loại (Ảnh minh họa)

  • Phí kiểm tra hàng hóa

Là loại phí kiểm tra, xem xét, thử nghiệm độ an toàn và phù hợp của sản phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và yêu cầu về an toàn. Chi phí kiểm tra hàng hóa bằng 0,05% giá trị của lô hàng. 

Tìm hiểu “cặn kẽ” về Phí IHC là gì? Nộp phí IHC Xuất nhập khẩu hàng hóa khi nào?

  • Phí giám sát hải quan

Thực hiện nghiệp vụ hải quan để quan sát, theo dõi trực tiếp hoặc bằng phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật để đảm bảo việc tuân thủ thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan.

Chi phí dựa theo quy định theo Thông tư 274/2016/TT-BTC

2.2 Phí Phụ Phí Vận Tải Trong Xuất Nhập Khẩu

  • Phí xăng dầu, phí nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor – BAF hoặc Fuel Adjustment Factor – FAF)

Mức phí BAF có thể được “ deal “ giữa bên có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đi và bên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Thông thường, mức phí nhiên liệu này được tính dưới dạng phần trăm (%) của tổng giá cước vận chuyển khối hàng hóa đó.

Nhưng mà khoan nhé, để mà tính toán một cách chuẩn nhất cái phí BAF này thì các hãng vận tải còn phải phụ thuốc vào nhiều yếu tố khác dạng như là: Tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu của tàu, giá nhiên liệu thực tế tại thời điểm vận chuyển, khoảng cách vận chuyển, tải trọng hàng hóa, loại hàng hóa…

Xăng dầu vô cùng đắt đỏ và cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu

  • Phí chiến dịch bảo vệ môi trường (Emergency Bunker Surchange – EBS)

Phí xăng dầu EBS thường được quy định rõ ràng và chi tiết trong phần hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng thương mại quốc tế. Trong trường hợp nếu phí EBS không có sự rõ ràng trong hợp đồng, việc xác định người chịu trách nhiệm trả phí EBS sẽ phụ thuốc vào hãng tàu quyết định dựa trên điều kiện giao hàng.

Làm gì thì làm – Phải trân trọng và bảo vệ môi trường trong việc xuất nhập khẩu

  • Phí sửa chữa container (Maintenance Container Fee)

Phí bảo trì container mục đích chính là để duy trì và bảo dưỡng container trong suốt quá trình vận hành, di chuyển từ nơi này sang nơi khác đến tay người nhận, đảm bảo được các “thùng” container luôn ở trong tình trạng “leng keng xà beng nhất”.

  • Phí giảm thiểu lưu huỳnh (Low Sulphur (S) Surchange – LSS)

Phí giảm thiểu chất lưu huỳnh (Sulphur – S) được thực hiện trong hoạt động vận tải hàng hóa đường “bơi” và đường “bay”

Đọc thêm Danh mục Phí và Phụ phí cơ bản mà ta cần phải biết tại Lê Nguyễn Transport & Logistics ở đây

  • Phí mùa đông (Winter Surchange – OWS Fee)

  • Phí điều chỉnh giá (Currency Adjustment Factor – CAF)

Khoản phí điều chỉnh giá phải đóng thêm khi tỷ giá ngoại tệ có sự biến đổi theo cập nhật của thị trường. Thực tế, các hãng tàu thu khoản phụ phí này từ chủ khối hàng hóa với mục đích bù đắp cho chi phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.

  • Phí quá tải/vượt khổ (Overweight/Over-dimension Surchange)

Phí vận chuyển sẽ được cộng thêm trong hợp đồng phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng thực tế của cái khối hàng hóa đó. Đơn vị vận chuyển sẽ tính ra kích thước quy đổi theo một công thức riêng để tính ra cước phí phụ. Hơn nữa có thể phát sinh thêm một số chi phí khác như phí bốc xếp, trông nom hàng hóa. 

2.3 Phí Cảng Biển và Hạ Tầng Phục Vụ Cho Quá Trình Xuất Nhập Khẩu

  • Phí dịch vụ cảng biển xuất nhập khẩu

Cùng tìm hiểu kỹ về “Phí dịch vụ cảng biển” ngay tại đây.

 

  • Phí nâng hạ container, cầu cảng (Terminal Handling Fee – THC)

Phí nâng hạ, cầu cảng là loại phí trả cho hoạt động vận chuyển container lên xuống liên tục từ mặt đất lên tàu hay “đùn” hàng từ tàu xuống đất. Có thể hiểu đơn giản hơn là một khoản tiền thuê nhân viên, một số trang thiết bị, xe bốc xếp và bãi kho cho chủ hàng hóa. Chính vì thế, phí dịch vụ này sẽ được thông báo chi tiết tới khách hàng tùy thuộc nhu cầu sử dụng ít hay nhiều từ nguồn lực của bên làm dịch vụ.

Hình ảnh cầu cảng đang cẩu các thùng Container lên tàu thủy

Các quy định về phí này như trong Nghị định 69/2020/NĐ-CP và Thông tư 47/2021/TT-BTC

2.4 Thuế Xuất Nhập Khẩu

  • Thuế xuất nhập khẩu 

Loại thuế mà Chính phủ tập trung vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia nước ngoài khác. Mục đích là để tăng nguồn đầu vào ngân sách nhà nước, song song là tối ưu hóa việc cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, hài hòa được cán cân thương mại. Đôi lúc, thuế nhập khẩu còn hạn chế được hành vi “buff giá trên trời” bằng cách tăng giá nhập khẩu.

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Loại thuế thu gián tiếp, tập trung vào các loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất “đắt đỏ và đặc biệt” để điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng trong xã hội. Mục đích góp vào của chung là tăng ngân sách cho nhà nước và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh cho những hàng hóa, dịch vụ đang phải chịu thuế.

  • Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT)

Loại thuế được thực hiện trên giá trị gia tăng của một sản phẩm, dịch vụ từ quá trình sản xuất, đang được phát hành đến khi tới tay người tiêu dùng, loại thuế này sẽ được thu về ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ, sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhiều hay ít.

  • Các loại thuế đặc biệt như thuế bảo vệ môi trường, hoặc các thuế dựa trên xuất xứ hàng hóa.

  • Các số liệu thuế tiêu chuẩn theo quy định mới nhất của nhà nước.

Tìm hiểu cách tính các loại thuế này theo các mức % tùy loại hàng ngay tại đây.

 

3. Một vài chi phí phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu

3.1 Phí Kiểm Dịch và Giám Định Xuất Nhập Khẩu

  • Phí kiểm dịch các loại cây trồng nói chung và cả gia súc, gia cầm các loại cho hàng hóa nhập khẩu.
  • Chi phí giám định và kiểm tra hàng hóa nếu khối hàng hóa này bắt buộc phải giám định mới đến được hải quan.

3.2 Phí Lưu Kho và Phí Lưu Bãi Xuất Nhập Khẩu

  • Cập nhật quy định của phí lưu kho, lưu bãi tại các kho ngoại quan và cách tính phí này khi hàng hóa lưu lại quá thời gian quy định.

3.3 Các Loại Phí Phát Sinh Khác Trong Xuất Nhập Khẩu

  • Phí bảo hiểm hàng hóa 
  • Phí logistics 
  • Phí bảo vệ môi trường (nếu có).

Kết luận

Tổng kết tầm quan trọng của việc nắm rõ các loại phí trong xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ngoài ra đây là lợi ích khi tối ưu chi phí xuất nhập khẩu giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Hashtags 

#phí_xuất_nhập_khẩu #xuất_nhập_khẩu #logistics #hải_quan #vận_tải_quốc_tế

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP DỊCH VỤ:

Khai Báo Hải Quan

Vận Tải Đường Biển

Vận Tải Đường Hàng Không

Vận Tải Nội Địa

Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam

Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế

Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn

Vận chuyển dự án công trình