Xuất khẩu phát triển với nhiều hình thức đa dạng để phù hợp với sự phát triển của thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng linh hoạt nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh, mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận nhiều thị trường mới.
Từ xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác đến các hình thức tạm xuất tái nhập và tạm nhập tái xuất, mỗi phương thức đều mang lại những lợi ích riêng biệt, giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến tại Việt Nam năm 2024 và những lợi thế mà chúng mang lại cho nền kinh tế đất nước.
1. Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia và bán hoặc cung cấp cho người tiêu dùng ở quốc gia khác. Xuất khẩu thường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường sự hợp tác thương mại quốc tế và cải thiện cán cân thương mại của quốc gia.
Quy trình xuất khẩu gồm những bước chính như sau:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu xu hướng thị trường đang tiêu thụ những sản phẩm phổ biến nào. Đồng thời, cần phải xem xét những quy định, tiêu chuẩn về nhập khẩu của quốc gia đối tác.
- Đàm phán và ký hợp đồng: Cùng đối tác thỏa thuận các điều kiện như số lượng, giá cả tương ứng, điều kiện thanh toán, hình thức giao hàng…
- Chuẩn bị hàng hóa: Tiến hành sản xuất, kiểm tra chất lượng và đóng gói hàng hóa đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Xử lý thủ tục thông quan: Nhà xuất khẩu cần phải chuẩn bị trước bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các chứng từ cần thiết để khai báo hải quan cho lô hàng, đóng thuế và hoàn thành các lệ phí liên quan để lô hàng được xuất khẩu thuận lợi.
- Vận chuyển hàng hóa: Lựa chọn phương thức phù hợp (theo thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng với đối tác). Thuê dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế, làm các thủ tục cần thiết tùy theo điều kiện Incoterm mà 2 bên đã thỏa thuận ban đầu.
- Yêu cầu đối tác thanh toán: Tùy theo phương thức thanh toán quốc tế đã thỏa thuận trong hợp đồng, bước này có thể diễn ra trước khi chuẩn bị hàng hóa. Nhà xuất khẩu nên theo dõi quá trình thanh toán để đảm bảo nhận tiền đúng hạn.
- Tất toán, lưu hồ sơ xuất khẩu: Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có. Sau đó lưu trữ hồ sơ và các chứng từ liên quan để làm cơ sở cho các giao dịch sau này.
Hoạt động này nhằm mục đích trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với các thị trường quốc tế, tạo ra nguồn thu nhập cho quốc gia xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ
2. Các hình thức xuất khẩu phổ biến:
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp tự thực hiện toàn bộ quá trình bán hàng ra ngoài thị trường quốc tế. Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trong toàn bộ quy trình xuất khẩu một lô hàng.
Xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp trực tiếp nhận mọi lợi nhuận, không cần phải chia sẻ với bên trung gian. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng quốc tế, hiểu rõ được nhu cầu để điều chỉnh sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo mối quan hệ để phát triển nhiều hơn trong tương lai,
Tuy nhiên, để xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều về nhân lực và thời gian để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn. Hơn nữa, doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ rủi ro về tài chính, thị trường và pháp lý khi mở rộng hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vậy nên xuất khẩu trực tiếp thường phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh và muốn kiểm soát toàn bộ quy trình kinh doanh quốc tế.
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp ủy thác cho một công ty chuyên về xuất nhập khẩu thực hiện thay. Công ty nhận ủy thác sẽ thay mặt doanh nghiệp xử lý các thủ tục liên quan đến quá trình xuất khẩu hàng hóa, bao gồm tìm kiếm khách hàng, đàm phán hợp đồng, thủ tục hải quan, và vận chuyển hàng hóa ra thị trường quốc tế.
Nếu chọn hình thức xuất khẩu ủy thác, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào nhân lực biết các thủ tục xuất khẩu phức tạp, bởi công ty nhận ủy thác sẽ có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường, có mối quan hệ với các cơ quan hải quan và đơn vị vận chuyển, giúp doanh nghiệp giảm được nhiều rủi ro trong quá trình xuất khẩu.
Thuê công ty nhận ủy thác đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chi ra một khoản phí để được thực hiện các dịch vụ xuất khẩu. Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát toàn bộ quy trình nên cần phải cẩn trọng trong việc tìm một công ty nhận ủy thác chuyên nghiệp và uy tín.
Xuất khẩu ủy thác thường phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có kinh nghiệm nhiều trong xử lý vấn đề và thủ tục xuất khẩu.
Chi tiết về xuất nhập khẩu ủy thác có thể xem thêm tại: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì và quy trình thực hiện
Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp cho các khách hàng nước ngoài ngay trên lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu, thay vì phải vận chuyển ra nước ngoài. Trong trường hợp này, hàng hóa hoặc dịch vụ vẫn được coi là xuất khẩu dù không vượt qua biên giới quốc gia.
Đặc điểm của xuất khẩu tại chỗ:
- Thị trường quốc tế nước giao dịch nội địa: Doanh nghiệp bán hàng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động hoặc cư trú trong nước.
- Không cần vận chuyển quốc tế: Hàng hóa không cần vận chuyển qua biên giới quốc gia, chỉ cần thực hiện các hình thức vận chuyển nội địa.
- Thủ tục đơn giản hơn: Hàng hóa không cần thực hiện các thủ tục hải quan, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí liên quan đến thuế và các lệ phí.
Một số trường hợp phổ biến của xuất khẩu tại chỗ:
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hoặc nguyên liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong các khu chế xuất hoặc khu công nghiệp trong nước.
- Các dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng, giáo dục cho người ngoại quốc ngay trong nước được coi một hình thức xuất khẩu tại chỗ.
- Doanh nghiệp bán hàng cho các tổ chức quốc tế, đại sứ quán hoặc văn phòng đại diện cho những quốc gia khác tại nước sở tại mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Tạm xuất tái nhập
Tạm xuất tái nhập là hình thức xuất khẩu tạm thời hàng hóa ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định sẽ tái nhập lại vào nước ban đầu mà không thay đổi đáng kể về hình dáng, tính chất hoặc chức năng của hàng hóa.
Đặc điểm của hình thức Tạm xuất tái nhập:
- Hàng hóa khi tái nhập về thường được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu do không có sự thay đổi lớn về bản chất của sản phẩm.
- Thời gian tạm xuất thường được quy định rõ ràng theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của pháp luật.
Tại sao phải tạm xuất tái nhập?
- Hàng hóa được tạm xuất để bảo hành, sửa chữa tại quốc gia khác. Sau khi hoàn thành sẽ tái nhập về nước.
- Hàng hóa được tạm xuất đến các triển lãm, hội chợ quốc tế để trưng bày, quảng bá sản phẩm. Sau khi sự kiện kết thúc, hàng sẽ được mang trở lại.
- Thiết bị được tạm xuất cho doanh nghiệp nước ngoài thuê hoặc mượn, sau đó sẽ tái nhập lại.
Tìm hiểu thêm về pháp lý của hình thức tạm xuất tái nhập tại: Pháp luật về thương mại hiện hành quy định cụ thể như thế nào về tạm xuất tái nhập?
Xuất khẩu theo hợp đồng gia công
Xuất khẩu theo hợp đồng gia công là hình thức một doanh nghiệp (gọi là bên nhận gia công) thực hiện sản xuất hoặc chế biến hàng hóa theo đơn đặt hàng của một đối tác nước ngoài (gọi là bên đặt gia công) dựa trên những yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể. Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất hoặc gia công, hàng hóa sẽ được xuất khẩu trở lại cho bên đặt gia công hoặc một quốc gia khác theo hợp đồng đã ký kết.
Quy trình xuất khẩu theo hợp đồng gia công:
- Hai bên nhận gia công và bên đặt gia công ý hợp đồng gia công.
- Bên nhận gia công nhận nguyên liệu hoặc đặt mua nguyên liệu, sau đó tiến hành sản xuất và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đơn hàng cần được duyệt đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu trước khi xuất khẩu. Sau khi hoàn thành, hàng hóa sẽ được xuất khẩu cho bên đặt gia công hoặc cho các thị trường khác theo thỏa thuận.
Tìm hiểu thêm: Quy trình xuất khẩu hàng gia công?
Doanh nghiệp gia công không cần đầu tư lớn vào công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì tất cả yêu cầu đều do bên đặt gia công cung cấp. Phí gia công sẽ ổn định theo thỏa thuận hợp đồng, giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ gia công thường thấp hơn so với việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của chính doanh nghiệp gia công. Do phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu từ bên đặt gia công, doanh nghiệp không có quyền tự do trong việc thay đổi thiết kế hoặc quy trình sản xuất. Doanh nghiệp gia công phải phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện của bên đặt gia công, dẫn đến rủi ro khi bên đặt gia công thay đổi kế hoạch hoặc chấm dứt hợp đồng.
Xem thêm: Thuế Xuất Nhập Khẩu Năm 2024
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng