Bạn muốn biết thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa thế nào? Quy trình xuất khẩu ra sao? Lê Nguyễn Logistics sẽ hỗ trợ và tư vấn giải đáp những vấn đề trên tại bài viết dưới đây.
Xuất khẩu viên nén mùn cưa của Việt Nam sang các nước trong những năm gần đây liên tục tăng cao và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Mặc dù là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nhưng lượng xuất viên nén đã ghi nhận những kết quả rất tích cực.
Viên nén mùn cưa được sử dụng phổ biến trong các lò sưởi. Bởi vì đây là loại chất đốt có năng lượng sinh ra cao từ 4200 ~ 4600 kcal/kg. Và bên cạnh đó có lượng tro tàn rất nhỏ < 1 %. Chính vì vậy tại một số thị trường như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ…loại chất đốt này rất được ưa chuộng. Những khu vực này thường có nhiệt độ rất thấp. Chính vì vậy mỗi gia đình đều sử dụng lò sưởi và kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu viên nén mùn cưa về để sưởi ấm ngày càng tăng cao
Căn cứ pháp lý
Một số căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động xuất khẩu viên nén gỗ mà doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp.
- Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT (Được sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT): Quy định về hồ sơ lâm sản.
- Văn bản số 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản.
- Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT: Quy định về bảng mã số HS Code đối với các loại hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc trong phạm vi quản lý của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. HS code và thuế xuất khẩu viên nén mùn cưa
Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 thì mã HS của viên nén mùn cưa khi xuất khẩu là 44013100. Và theo quy định hiện nay thì mặt hàng viên nén mùn cưa khi xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu. Do đó khi xuất khẩu viên nén gỗ, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bất kỳ khoản thuế xuất khẩu nào.
2. Quy trình thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa
Quy trình xuất khẩu viên nén mùn cưa như hàng thông thường tuy nhiên cần làm thêm 2 điều: Kiểm Dịch Thực Vật và Hun Trùng trước khi xuất khẩu vì nó là gỗ mà nên sẽ có nguy cơ dịch hại.
2.1. Đăng ký kiểm dịch thực vật
Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bên được ủy quyền sẽ lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật (CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG), và sẽ được phát 2 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản (đợi 1 ngày để kích hoạt tài khoản) và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật
Trước 2-3 ngày tàu chạy thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật (Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II cho khu vực phía Nam) nộp trực tiếp tại: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đakao, Q.1, Tp.HCM.
Hồ sơ đăng ký sẽ gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch)
- Hợp đồng mua bán ( sale contracts )
- Hóa đơn thương mại ( CI)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Trường hợp doanh nghiệp được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền, doanh nghiệp gia công thì phải có hợp đồng gia công
Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật
- Mẫu hàng cần kiểm dịch thực vật
- Nếu có thể đem mẫu lên, thì bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ cùng với mẫu nếu hợp lệ sẽ được ký xác nhận và gửi số tiếp nhận.
- Nếu không thế đem mẫu lên hoặc đem mẫu lên nhưng có nghi ngờ thì bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho đội giám sát đến tận kho hoặc cảng kiểm tra thực tế hàng hóa sau đó ký xác nhận và gửi số tiếp nhận
Bước 4: Tiến hành khai báo thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
Đăng nhập tài khoản đã đăng kí trước đó https://vnsw.gov.vn/. Trong vòng 24 giờ cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.
Sau khi có bản nháp kiểm dịch thực vật, gửi nhà nhập khẩu cùng kiểm tra nếu ok thì đến chi cục kiểm dịch thực vật đóng tiền lấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
xem thêm:Thủ tục xuất khẩu xơ dừa
2.2. Hun trùng
Thông thường việc này thường được thực hiện tại cảng và thời gian hun trùng là 24h trước khi tàu chạy, do đó doanh nghiệp cần phải tính toán được thời gian Cut Off của hãng tàu để không bị rớt tàu.Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư khử trùng :
- Commercial Invoice
- Packing List
- Bill of Lading
Khi hàng đã đóng container và mang ra cảng rồi thì chỉ cần gọi cho các bên cung cấp dịch vụ hun trùng họ sẽ ra cảng làm việc của họ. Vì tất nhiên chủ hàng sẽ không có những loại thuốc đó để hun trùng…công ty mình hay dùng bên dịch vụ vietnamcontrol.
Sau khi đăng kí kiểm dịch thực vật và hun trung xong tiến hành truyền TK điện tử trên Vnac/ Vcis.
3. Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu
- Hợp đồng
- Invoice, Packing List
- Bill of Lading
- Giấy Kiểm Dịch Thực Vật (Phyto)
- Chứng nhận Hun Trùng (Fumi)
Để được tư vấn hoặc báo giá về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
LE NGUYEN TRANSPORT LOGISTICS CO., LTD.
274/12, Quốc lộ 1K, Phường Linh Xuân, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam..
Tel: 0866757460 Fax: 08 37246687
Handphone: 096 129 68 89 / 0906745268
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Skype: thuytrinh10b
Website: www.lenguyentst.com.vn