lenguyentst.com.vn
ARR

Thủ tục xuất khẩu sắt thép

Thép và các sản phẩm từ thép hiện là mặt hàng chủ lực được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Là những nội dung chính mà Le Nguyen Transport & Logistics sẽ chia sẻ đến Qúy vị trong bài viết này.

1.Về chính sách xuất khẩu

Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì sắt thép không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể  xuất khẩu như hàng hóa thông thường

Tuy nhiên một số nguyên liệu bị cấm nhập khẩu ở một số quốc gia dựa trên chính sách ngoại thương của họ đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu nên tiến hành kiểm tra chéo các yêu cầu nhập khẩu sản phẩm của họ trước khi xuất khẩu

2.Về HS code và chính sách thuế

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thép có nhiều mã HS đa dạng, tùy vào tính chất mặt hàng mà bạn có thể lựa chọn một mã HS phù hợp cho sản phẩm. Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Bạn có thể tham khảo các mã HS về mặt hàng thép mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Mã Hs 7206: Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03)

Mã Hs 72061010: Có hàm lượng carbon trên 0,6% tính theo khối lượng

Mã Hs 7207: Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

Mã Hs 72072092: Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm

Theo quy đinh hiện hành về thuế xuất khẩu: thép không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó khi xuất khẩu thép người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu

3.Thủ tục hải quan xuất khẩu sắt thép

  • Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thép sẽ gồm có những giấy tờ:
  • Sales Contract (Hợp đồng bán hàng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)

4. Chứng nhận xuất xứ C/O

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

– Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu thép gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

*Những lưu ý khi xuất khẩu sắt thép

SHIPPING MARK

  • Tên hàng bằng tiếng Anh
  • Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark

Để được tư vấn hoặc báo giá về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Phòng Dịch Vụ Khách Hàng

LE NGUYEN TRANSPORT LOGISTICS CO., LTD.

274/12, Quốc lộ 1K, Phường Linh Xuân, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam..

Tel: 0866757460 Fax: 08 37246687

Handphone: 096 129 68 89 / 0906745268

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Skype: thuytrinh10b

Website:https://lenguyentst.com.vn/