Các loại xoong nồi là những đồ dùng nhà bếp không thể thiếu đối với các hộ gia đình. Hiện nay trên thị trường, nồi inox đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng và sự tiện lợi khi có thể dùng trên nhiều loại bếp. Vậy thủ tục nhập khẩu nồi inox có những gì? Cùng Lê Nguyễn Logistics khám phá trong bài viết dưới đây!
1. Nồi inox có ưu điểm gì? Nguồn hàng nồi inox nhập khẩu?
Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm nồi inox có xuất xứ từ nhiều nước như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Châu Âu,… Tuy nhiên, để tìm nguồn hàng giá rẻ và nhập khẩu thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên lựa chọn nhập khẩu nồi inox từ Trung Quốc thông qua những cách sau:
- Nhập khẩu qua các trang thương mại điện tử: Đây là cách nhập khẩu phổ biến và được nhiều doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Doanh nghiệp có thể dễ dàng ngồi tại nhà và nhập hàng qua vài bước đơn giản mà vẫn có thể nhập được hàng với giá rẻ.
- Sang trực tiếp tìm nguồn hàng: Đối với những nước gần như Trung Quốc, doanh nghiệp có thể sang để tìm nguồn hàng trực tiếp. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra kỹ chất lượng nguồn hàng.
- Sử dụng dịch vụ của các đơn vị trung gian: Việc thuê các đơn vị trung gian để nhập khẩu hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, với kinh nghiệm hoạt động xuất nhập khẩu, những đơn vị trung gian sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán phức tạp.

2. Chính sách pháp lý nhập khẩu nồi inox
Theo Phụ lục I – Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT thì nồi inox và các bộ đồ ăn, đồ bếp và các loại đồ gia dụng khác bằng sắt, thép đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.
Còn đối với nồi inox mới 100%, theo quy định của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu, không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục nhập khẩu nồi inox bình thường.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy trộn bột làm bánh
2. Mã HS và thuế nhập khẩu nồi inox
Nồi inox có mã HS thuộc chương:
- 7323 – Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận,… bằng sắt hoặc thép.
- 732393 – Bằng thép không gỉ
- 73239390 – Loại khác
Mức thuế đối với nồi inox nhập khẩu là:
- Thuế GTGT (VAT): 10%
- Thuế ưu đãi: 30%
3. Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu nồi inox
Bộ hồ sơ hải quan doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại – Sale Contract
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Vận đơn – Bill of Lading
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
- Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (tùy theo yêu cầu hải quan)
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê
4. Lưu ý về nhãn mác hàng hóa
Nồi inox nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định. Nhãn mác hàng hóa phải thể hiện được nội dung sau:
- Tên hàng hóa.
- Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Các nội dung chuyên ngành tùy theo loại hàng hóa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu nồi inox mà Lê Nguyễn Logistics muốn đem tới cho các doanh nghiệp. Hiện nay, Lê Nguyễn Logistics cung cấp đa dạng các dịch vụ nhập khẩu, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Liên hệ
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng