Máy pha cà phê hiện là mặt hàng được nhập khẩu nhiều về Việt Nam. Bởi nhu cầu mua và sử dụng máy pha cà phê tại các văn phòng, quán cafe ngày càng trở nên phổ biến. Có nhiều loại máy pha cà phê như: Máy pha cà phê Jura, Máy pha cà phê Ascaso, Máy pha cà phê Rancilio, Máy pha cà phê Casadio,…
Với kinh nghiệm làm dịch vụ cho các doanh nghiệp nhập khẩu đồ gia dụng nhiều năm, Lê Nguyễn Logistics xin chia sẻ các thông tin khi làm thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê như sau:
1. Căn cứ pháp lý liên quan đến nhập khẩu máy pha cà phê
So với hàng hóa thông thường, máy pha cà phê là mặt hàng có khá nhiều quy định mà doanh nghiệp cần quan tâm khi nhập khẩu. Bởi đây là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, các quy định và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này thường phức tạp hơn rất nhiều.
Để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê, bạn cần tìm hiểu một số văn bản pháp lý sau:
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công Nghệ “Quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”. Mặt hàng máy hút bụi nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 4:2009/BKHCN.
- Thông tư 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/09/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Về việc ban hành và thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử”.
- Thông tư 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”.
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật”.
- Thông tư 21/2016/TT-BKHCN ngày 15/12/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử”.
- Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” (Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN)
Và một số văn bản khác.
2. Chính sách nhập khẩu máy pha cà phê
Theo quy định hiện hành, máy pha cà phê là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể nhập khẩu về Việt Nam.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định và thủ tục nhập khẩu. Bởi máy pha cà phê là sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ khi nhập khẩu.
Căn cứ vào Quyết định 3810/QĐ-BKHCN thì mặt hàng máy pha cà phê khi nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa sau thông quan. Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện thông quan và lưu thông ra ngoài thị trường.
3. HS code của máy pha cà phê
4. Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu máy pha cà phê
Đối với mặt hàng máy pha cà phê, khi nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể mức thuế áp dụng cho mặt hàng có mã HS như chúng tôi gợi ý là:
- Thuế giá trị gia tăng: 10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 25% (Thuế nhập khẩu thông thường sẽ khác)
5. Thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê
So với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê sẽ phức tạp hơn khá nhiều. Bởi đây là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, khi nhập khẩu, doanh nghiệp chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục để đảm bảo hàng hóa thuận lợi thông quan, đủ điều kiện bán ra thị trường.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi thực hiện thủ tục thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ ở tỉnh mà doanh nghiệp mở tờ khai hải quan.
Về bộ hồ sơ đăng ký gồm có:
- Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc
- Hợp đồng (Sales contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu và làm thủ tục thông quan
Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai nhập khẩu, chuẩn bị hồ sơ hải quan và thực hiện các bước thông quan hàng hóa theo hướng dẫn.
Về bộ hồ sơ hải quan, cơ bản doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Các chứng từ khác nếu có
Bước 3: Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy
Sau khi thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp có thể xin kéo hàng về kho để lấy mẫu thử nghiệm. Mẫu thử nghiệm được mang đến Trung tâm thử nghiệm để tiến hành kiểm tra và làm chứng thư hợp quy tại Trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.
Bước 4: Nộp hồ sơ trả kết quả kiểm tra cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng
Cuối cùng, sau khi có kết quả kiểm tra, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp tại nơi đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Để được tư vấn hoặc báo giá về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
LE NGUYEN TRANSPORT LOGISTICS CO., LTD.
274/12, Quốc lộ 1K, Phường Linh Xuân, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel: 0866757460 Fax: 08 37246687
Handphone: 096 129 68 89 / 0906745268
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Skype: thuytrinh10b
Website: https://lenguyentst.com.vn/