lenguyentst.com.vn

Thủ Tục Nhập Khẩu Mỹ Phẩm Mới Nhất Năm 2024

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm là thiết yếu, nhu cầu nhập khẩu mỹ phẩm từ các nước phát triển không ngừng gia tăng, sự đổi mới trong công nghệ sản xuất và sự gia tăng nhận thức về chăm sóc bản thân đã thúc đẩy thị trường mỹ phẩm có cơ hội mở rộng ra môi trường quốc tế.

Chính vì thế, việc nắm rõ các quy định và thủ tục nhập khẩu là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Việc hiểu rõ các thủ tục nhập khẩu là yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thủ tục nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm trong năm 2024, từ những quy định pháp lý cơ bản đến các bước thực hiện cần thiết.

I. Tổng quan về thị trường mỹ phẩm 2024:

Tính đến năm 2024, thị trường mỹ phẩm tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được thúc đầy bởi những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và sở thích của mỗi cá nhân. Đặc biệt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp từ các thương hiệu nổi tiếng quốc tế vẫn thu hút lượng lớn người tiêu dùng, khiến việc nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm trở thành một lĩnh vực hấp dẫn. Một số thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng tại Việt Nam có thể kể đến: 

  • L’Oréal: Thương hiệu nổi tiếng của Pháp, cung cấp đa dạng sản phẩm từ chăm sóc da, tóc đến trang điểm.
  • Shiseido: Thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản, nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm.
  • Innisfree: Một thương hiệu khác của Hàn Quốc, nổi tiếng với các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên và sự thân thiện với môi trường.

Những nhãn hàng này không chỉ được ưa chuộng bởi chất lượng sản phẩm mà còn bởi thương hiệu mạnh và các chiến dịch marketing hiệu quả, thu hút đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.

Thị trường mỹ phẩm phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu người dùng
Thị trường mỹ phẩm phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu người dùng

Ngoài ra, nhiều công ty logistics cũng đang chú ý đầu tư vào ngành mỹ phẩm, nhận thấy tiềm năng phát triển và lợi nhuận cao từ việc cung cấp dịch vụ vận chuyển và phân phối sản phẩm. Sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu đồng nghĩa với việc các giải pháp logistics hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.

II. Các quy định pháp lý khi nhập khẩu mỹ phẩm:

Căn cứ vào nội dung đã được nêu rõ trong Thông tư 06/2011/TT-BYT, trước khi mỹ phẩm được lưu thông trên thị trường, các mặt hàng này bắt buộc phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm.  Hồ sơ công bố mỹ phẩm bao gồm:

  • Phiếu công bố mỹ phẩm.
  • Bảng thành phần có chi tiết phần trăm sản phẩm và công dụng sản phẩm.
  • CFS – Certificate of Free Sale: Giấy lưu hành tự do.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của bên nhập khẩu.
  • Giấy ủy quyền cho bên nhập khẩu của nhà sản xuất.

Một số trường hợp không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm:

  • Tổ chức nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm. Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
  • Tổ chức nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Tổ chức nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác.

Sau khi được Cục Quản lý dược cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, doanh nghiệp cần làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan. Tuy nhiên trước khi làm thủ tục nhập khẩu, mỹ phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng, cụ thể như sau:

Căn cứ những pháp lý sau đây: – Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm. – Luật Hải quan 2014. – Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007. – Nghị định 125/2017/NĐ-CP. – Nghị định 155/2018/NĐ-CP. – Thông tư số 38/2015/TT-BTC. – Thông tư số 39/2015/TT-BTC. – Thông tư 06/2011/TT-BYT. – Thông tư 277/2016/TT-BTC.

III. Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm chi tiết:

1. Hồ sơ nhập khẩu mỹ phẩm:

Một số chứng từ cần có khi nhập khẩu mỹ phẩm
  • Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại.
  • Sale Contract: Hợp đồng thương mại.
  • Tờ khai hải quan.
  • Bill of Lading: Vận đơn.
  • Packing List: Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Certificate of Origin: Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Công bố mỹ phẩm.
  • Catalog (nếu có).

2. Mã HS các loại mỹ phẩm: 

Mã HS Mô tả hàng hóa Ví dụ về hàng hóa
3304 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân  
33041000 – Chế phẩm trang điểm môi Son môi, son dưỡng,…
33042000 – Chế phẩm trang điểm mắt Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt….
33043000 – Chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân Nước sơn móng tay, Tinh dầu dưỡng móng, Dung dịch tẩy móng tay , ….
33049100 – Phấn, đã hoặc chưa nén Phấn phủ trang điểm, Phấn trang điểm , Phấn thơm , phấn lót trang điểm, Phấn má.
33049920 – Chế phẩm ngăn ngừa mụn trứng cá Gel trị mụn, Kem chống mụn, Kem dành cho da mụn , Kem dưỡng da trị mụn trứng cá , Kem trị mụn, Kem trị mụn trứng cá…
33049930 – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác Kem dưỡng da, kem chống nắng , kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể , kem dưỡng da tay , Nước hoa hồng…

 

3. Quy trình thực hiện nhập khẩu mỹ phẩm:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi nhận được bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thông báo hàng đến, phía nhập khẩu sẽ tiến hành khai báo trên hệ thông hải quan thông qua phần mềm.  Lưu ý một điều là trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng, phải thực hiện khai báo hải quan. Nếu không sẽ phải đóng phí phạt.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hệ thống hải quan trả về kết quả phân luồng tờ khai, phía nhập khẩu chịu trách nhiệm in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Mở tờ khai trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Quy trình phân luồng tờ khai hải quan

Nếu cán bộ hải quan không có thắc mắc gì sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, phía nhập khẩu đóng thuế nhập khẩu mỹ phẩm cho tờ khai hải quan để có thể thông quan hàng hóa.

Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Phía nhập khẩu sẽ thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.  Ở bước cuối này, cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận tải nội địa và đảm bảo hàng được chấp nhận cho qua khu vực giám sát.

IV. Kết luận:

Nhập khẩu mỹ phẩm trong năm 2024 đòi hỏi các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thủ tục hiện hành để đảm bảo sản phẩm không chỉ đạt chất lượng mà còn phù hợp với yêu cầu pháp lý. Với sự phát triển không ngừng của thị trường làm đẹp, việc hiểu rõ thủ tục nhập khẩu và toàn bộ quy trình là vô cùng cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Tại LÊ NGUYỄN TRANSPORT & LOGISTICS, với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ chuyên viên am hiểu sâu sắc về các quy định cũng như thị trường mỹ phẩm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp tối ưu và dịch vụ tư vấn chi tiết nhất. 

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ và khám phá cách chúng tôi có thể đồng hành cùng bạn trong việc đưa sản phẩm của bạn ra thị trường một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu kem chống nắng về Việt Nam

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng