lenguyentst.com.vn
ARR

Quy định mới của EU về biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu: Doanh nghiệp cần lưu ý gì [mới nhất 2024]

Quy định mới của EU về biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu, ban hành tháng 6/2023, đã điều chỉnh hạn ngạch thuế quan và mở rộng danh sách quốc gia áp dụng, kéo dài thời gian bảo hộ thị trường nội địa. Cùng Lê Nguyễn theo dõi ngay bài viết bên dưới để cập nhập những quy định mới của EU nhé!

Quy định mới của EU về biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu: Doanh nghiệp cần lưu ý gì [mới nhất 2024]
Quy định mới của EU về biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu: Doanh nghiệp cần lưu ý gì [mới nhất 2024]

1. Quy định mới của EU có gì thay đổi so với trước?

Quy định mới của EU (EU) 2023/1301 đã quyết định tăng 4% hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với các sản phẩm thép, bắt đầu từ ngày 1/7/2023. Quy định này giúp các quốc gia xuất khẩu thép sang EU có thể tận dụng hạn ngạch tăng thêm, đảm bảo khả năng cung ứng ổn định để đáp ứng nhu cầu của thị trường EU.

Bên cạnh đó, quy định mới của EU miễn trừ biện pháp tự vệ đối với các thành viên WTO là nước đang phát triển, nếu tỷ trọng xuất khẩu thép của họ vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu cho từng loại sản phẩm. 

Tuy nhiên, nếu tỷ trọng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (mỗi nước dưới 3%) vượt quá 9% trong một danh mục sản phẩm nhất định, tất cả các nước này sẽ phải chịu chung biện pháp tự vệ trong danh mục đó.

2. Những quốc gia nào được hưởng lợi từ quy định mới của EU

Theo quy định mới của EU, các nước đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu thép thấp sẽ được miễn áp dụng biện pháp tự vệ. Danh sách các quốc gia hưởng lợi từ việc mở rộng hạn ngạch này bao gồm: Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Moldova, Bắc Macedonia, Oman, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Đối với Việt Nam, quy định mới của EU có một số điều chỉnh quan trọng. Cụ thể, thép nhập khẩu từ Việt Nam được bổ sung vào phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ ở Category 26, nhưng lại được loại khỏi Category 3A so với trước. Đây là điểm các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam cần lưu ý khi lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU.

Những quốc gia nào được hưởng lợi từ quy định mới của EU
Những quốc gia nào được hưởng lợi từ quy định mới của EU

3. Quy định mới của EU về biện pháp tự thép

Quy định mới của EU về biện pháp tự vệ thép là sự tiếp nối của chính sách đã được áp dụng từ mùa hè năm 2018. Khi Hoa Kỳ áp thuế 25% lên thép nhập khẩu từ EU và nhiều quốc gia khác vì lý do an ninh quốc gia, EU lo ngại lượng thép dư thừa sẽ tràn vào châu Âu, ảnh hưởng đến thị trường nội địa. 

Để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, EU đã áp dụng các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu, và quy định mới này tiếp tục củng cố chính sách đó.

Quy định mới của EU tiếp tục chính sách loại bỏ hoàn toàn Belarus và Nga khỏi thị trường thép EU từ năm 2022, đồng thời phân bổ lại hạn ngạch của hai quốc gia này cho các nước khác. Mặc dù biện pháp tự vệ dự kiến hết hạn vào năm 2024, EU có thể sẽ gia hạn nếu các lý do bảo vệ thị trường nội địa vẫn còn phù hợp.

4.Tác động của quy định mới của EU về biện pháp tự vệ thép nhập khẩu

Bên cạnh biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu, quy định mới của EU còn áp dụng Quy định CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) đối với các sản phẩm có phát thải carbon cao, bao gồm thép. Quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn giảm phát thải carbon khi xuất khẩu thép vào EU.

Sự kết hợp của hai quy định này đã tạo ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép vào EU. Đối với Việt Nam và các nước đang phát triển khác, việc đáp ứng các quy định khắt khe về tiêu chuẩn phát thải và hạn ngạch tự vệ là thách thức đáng kể. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các báo cáo về phát thải carbon và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của EU.

Tác động của quy định mới của EU về biện pháp tự vệ thép nhập khẩu
Tác động của quy định mới của EU về biện pháp tự vệ thép nhập khẩu

5. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang EU cần lưu ý những gì?

Để tối ưu hóa khả năng xuất khẩu thép vào thị trường EU trong bối cảnh quy định mới của EU ngày càng chặt chẽ, các doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Kiểm soát quy trình sản xuất: Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn giảm phát thải carbon để đáp ứng yêu cầu của quy định CBAM, giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhập khẩu vào EU.
  • Lập kế hoạch xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan: Doanh nghiệp cần lập kế hoạch xuất khẩu theo từng giai đoạn để tận dụng tối đa hạn ngạch thuế quan mà EU cho phép, từ đó giảm thiểu chi phí phát sinh khi vượt quá hạn ngạch.
  • Theo dõi danh sách quốc gia được miễn trừ: EU sẽ thường xuyên rà soát và giám sát các quốc gia được miễn biện pháp tự vệ. Doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời các thay đổi để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
  1. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin của quy định mới của Eu về biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu. Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ, sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ với Lê Nguyễn nhé!

Bài viết bạn có thể tham khảo:

https://lenguyentst.com.vn/phi-handling-la-gi/

https://lenguyentst.com.vn/nhung-quy-dinh-ve-cuoc-van-chuyen/

https://lenguyentst.com.vn/cuoc-van-tai-container-bac-nam/

 

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0961296889 

Email: marketing@lenguyentst.com.vn

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: