Báo cáo quyết toán xuất nhập tồn cuối năm là nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp cơ quan hải quan kiểm tra tình hình hàng hóa và thuế. Không phải tất cả doanh nghiệp đều phải báo cáo này. Cùng Lê Nguyễn theo dõi ngay bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!
1. Báo cáo quyết toán xuất nhập tồn là gì?
Báo cáo quyết toán xuất nhập tồn cuối năm là một báo cáo tài chính mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện vào cuối mỗi năm tài chính để tổng hợp lại các số liệu về hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu trong suốt năm qua. Mục đích chính của báo cáo này là giúp cơ quan hải quan xác định số lượng, giá trị hàng hóa còn tồn, và các loại thuế, phí liên quan.
Báo cáo này có thể được thực hiện dưới dạng báo cáo chi tiết hoặc bảng tổng hợp số liệu, và bao gồm các thông tin cơ bản như:
- Tên doanh nghiệp, mã số thuế.
- Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Tình hình nhập khẩu, xuất khẩu, tồn kho cuối kỳ.
- Các chứng từ hải quan liên quan đến việc xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp nào cần thực hiện báo cáo quyết toán cuối năm với hải quan?
Quy định tại TT số 200/2014/TT-BTC hoặc QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, một doanh nghiệp nếu làm nhiều loại hình thì làm báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình.Lập báo cáo quyết toán là thủ tục nhất thiết phải có đối với ba loại hình doanh nghiệp sau:
- Loại hình gia công: Quyết toán 1 năm tài chính
- Loại hình sản xuất xuất khẩu: Không có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, trừ trường hợp đã hoàn thuế/ không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ
- Doanh nghiệp chế xuất (gồm gia công và SXXK)
3. Tại sao phải thực hiện báo cáo quyết toán cuối năm?
Báo cáo quyết toán hải quan cuối năm là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp chứng minh và giải trình việc thực hiện đúng các quy định pháp lý liên quan đến miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
Qua báo cáo này, doanh nghiệp có thể chứng minh rằng họ đã tuân thủ các điều kiện để được hưởng quyền lợi miễn thuế, đồng thời đảm bảo các khoản thuế nhập khẩu được xử lý hợp lý.
Việc thực hiện báo cáo quyết toán cũng giúp cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác và minh bạch trong quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp, từ đó hạn chế các sai sót và rủi ro pháp lý.
4. Những quy định về báo cáo quyết toán hải quan mới nhất
4.1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán
Theo quy định tại điểm 1 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế định kỳ hằng năm trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu quá thời hạn này mà báo cáo chưa được nộp, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.
4.2. Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán
Theo quy định tại điểm b mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, trong vòng 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nhưng trước khi cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra báo cáo hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan, nếu tổ chức hoặc cá nhân phát hiện có sai sót trong báo cáo quyết toán, họ có quyền sửa đổi, bổ sung và nộp lại báo cáo cho cơ quan hải quan.
Sau thời gian 60 ngày kể từ khi nộp báo cáo quyết toán, hoặc nếu cơ quan hải quan đã ra quyết định kiểm tra báo cáo, kiểm tra sau thông quan hay thanh tra, thì việc sửa đổi, bổ sung báo cáo phải thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan và có thể bị xử lý vi phạm theo các quy định pháp luật về thuế và xử lý vi phạm hành chính.
4.3. Mức xử phạt chậm nộp báo cáo quyết toán hải quan
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu là cá nhân vi phạm, mức phạt sẽ chỉ bằng một nửa mức phạt đối với tổ chức, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại các điểm b và c của Khoản 3.
5. Cách làm báo cáo quyết toán
Bước 1: Tổng hợp số liệu từ các bộ phận từ bộ phận kho, kế toán và XNK
Bước 2: Tập hợp số liệu từ bước 1, lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm, xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ và lập bảng Báo cáo quyết toán
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để lập báo cáo quyết toán hải quan
- Hồ sơ để lập báo cáo quyết toán hải quan bao gồm:
- Chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu: Hợp đồng, Packing list, invoice,…
- Định mức và các điều chỉnh
- Tờ khai Hải quan nhập khẩu, Tờ khai Hải quan xuất khẩu
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, sản phẩm
- Các chứng từ về phế liệu, phế thải
- Bảng báo cáo tài chính, các khoản hạch toán kế toán liên quan
- Chứng từ chứng minh đã xử lý nguyên vật liệu dư thừa sau khi kết thúc kỳ năm tài chính
6. Kết luận
Việc thực hiện báo cáo quyết toán xuất nhập tồn cuối năm với cơ quan hải quan là một nghĩa vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch trong kinh doanh và tránh các rủi ro pháp lý.
Bài viết bạn có thể biết:
Hợp Đồng Gia Công – SXXK Là Gì? Điều Kiện Áp Dụng [Mới Nhất 2024]
Cước vận tải container Bắc – Nam [cập nhật mới nhất 2024]
Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu dừa tươi sang Hoa Kỳ [mới nhất 2024]
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0961296889
Email: marketing@lenguyentst.com.vn
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Khai Báo Hải Quan
- Vận Tải Đường Biển
- Vận Tải Đường Hàng Không
- Vận Tải Nội Địa
- Vận Chuyển Hàng Tiểu Ngạch Trung Quốc – Việt Nam
- Bảo Hiểm Hàng Hóa Quốc Tế
- Dịch Vụ Phụ Trợ Và Tư Vấn
- Vận chuyển dự án công trình