lenguyentst.com.vn
ARR

Các biện pháp về thuế để tự vệ

Các biện pháp về thuế để tự vệ là gì và hiện nay Việt Nam có những biện pháp nào ?

Trả lời: Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải tham gia một sân chơi chung với các quy định chung với các nước trong các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà chúng ta ký kết.

Trong thương mại quốc tế, sự cạnh tranh rất gay gắt, là một nước đang phát triển, ở vị thế yếu hơn nhiều nước nhưng lại chơi trên một sân chung, vì vậy, trong một số trường hợp để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước, chúng ta áp dụng một số biện pháp để hạn chế nhập nhập, trong đó có biện pháp về thuế để tự vệ.

Biện pháp về thuế để tự vệ là biện pháp được áp dụng đối với một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Các biện pháp tự vệ về thuế trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam bao gồm: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử và hạn ngạch thuế quan.

1. Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là loại thuế được các quốc gia đặt ra để bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất nước ngoài.

Thuế chống bán phá giá là loại thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

Bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá án của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Như vậy, nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá.

Trong thương mại quốc tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bán phá giá. Nhiều trường hợp cố tình bán phá gián nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu từ đó chiếm thế độc quyền; bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần v.v

Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây:

  • Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường nước xuất khẩu (gọi là biên độ phá giá).

Biên độ phá giá từ 2% trở lên.

Số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3% nhưng tổng số các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3% nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuât khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).

  • Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Hiện nay một số mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá như tôn mạ mầuthép hình chữ H.

2. Thuế chống trợ cấp

Là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện trợ cấp

3. Thuế chống phân biệt đối xử

Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu và Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biêt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ ước và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.

4. Hạn ngạch thuế quan

Theo quy định của các hiệp định thương mại tự do, các nước có trách nhiệm cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan theo một lộ trình đã được thống nhất.

Tuy nhiên, với một số ngành sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm có liên quan đến trong nước thì trong một số trường hợp được quy định chặt chẽ có thể được sử dụng một số biện pháp hạn chế để bảo hộ. Hạn ngạch thuế quan là một trường hợp như vậy.

Hạn ngạch thuế quan: Là số lượng hàng hóa nhập khẩu nhất định do Bộ Công thương cấp phép (quota hay hạn ngạch) cho thương nhân được nhập khẩu và được hưởng mức thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định của bộ tài chính.

Trường hợp nếu không được Bộ Công thương cấp hạn ngạch thì khi nhập khẩu các mặt hàng này thì doanh nghiệp phải đóng thuế theo thuế suất ngoài hạn ngạch cao hơn nhiều so với thuế suất trong hạn ngạch.

Hạn ngạch hiện nay áp dụng:

+ Theo mặt hàng: các mặt hàng khi nhập khẩu phải có hạn ngạch thuế quan là:

  • Trứng gia cầm các loại
  • Lá thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
  • Đường thô và đường tinh luyện
  • Muối

Danh mục và mức thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan hiện nay được quy định tại Phụ lục IV – Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan  Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

+ Theo quốc gia

Ngoài việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo mặt hàng, còn có áp dụng hạn ngạch thuế quan theo quốc gia. Để tạo thuận lợi cho thương mại biên giới, Việt Nam cho phép một số mặt hàng nhập khẩu từ Lào, Campuchia như: gạo, một số loại nông sản, được nhập vào Việt Nam với thuế suất thuế nhập khẩu là 0% với một số lượng nhất định.

>> XEM THÊM: Thuế xuất khẩu và quy định hiện hành về thuế xuất khẩu

Liên hệ

Hotline: 0813892889

Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng