lenguyentst.com.vn
ARR

Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam T10/2024?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa? Các bước nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam? Nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam có khó không?

Quy trình nhập hàng hóa về Việt Nam bao gồm nhiều bước liên quan đến các thủ tục pháp lý, thuế quan và logistics. Hiện nay, các công ty, tập đoàn hay thậm chí là SMEs sẽ không thể nào tránh khỏi được sự nhức nhối về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đây là những thông tin quý báu tại Lê Nguyễn ltd,.  giải đáp cho những thắc mắc của các doanh nghiệp. Công đoạn nhập khẩu như thế nào? Đem theo tài liệu hồ sơ gồm có những gì? Phương thức thanh toán có nhanh gọn, chuyên nghiệp không?

 

Các hồ sơ cần có khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp để nhập khẩu hàng hóa bao gồm tài liệu sau:

  • Vận đơn liên quan theo yêu cầu
  • Hợp đồng kinh doanh
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Danh sách hàng hóa (bản sao)
  • Giấy kiểm chứng chất lượng, xuất xứ hàng hóa
  • MSDS (dành cho hàng hóa đặc biệt có thuộc tính hóa học, gây nguy hiểm)
  • Một số giấy tờ khác liên quan…

Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Bước 1: Xác định loại hàng hóa chuẩn bị nhập khẩu

Các doanh nghiệp xác định loại hàng hóa nhập thuộc vào nhóm ngành hàng nào? Có phải hàng hóa bị cấm không? Hàng hóa đó có phải xin phép nhập khẩu hay chính quyền không?..

Qua công đoạn xác định được được hàng hóa của doanh nghiệp mình thuộc loại/nhóm ngành nào thì phải thực hiện theo yêu cầu mà mặt hàng đó đưa ra.

Nhập khẩu hàng hóa

Công đoạn xác định hàng hóa của doanh nghiệp thuộc nhóm hàng hóa gì

 

Nhóm ngành hàng nào? Doanh nghiệp cần làm gì?
Hàng thương mại thông thường Đạt đủ tiêu chuẩn cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu.
Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu Những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu được quy định rõ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu các loại hàng hóa phải có giấy xin phép bao gồm:

  • Một bản chính về văn bản yêu cầu cấp giấy phép thương nhân
  • Một bản sao (có đóng dấu) giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Và một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến quy định của pháp luật.

Hàng cần kiểm tra chuyên ngành Kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này sẽ được đưa về cảng. Sau đó, đại diện cơ quan chức năng đến để lấy mẫu từ lô hàng về kiểm định thật kỹ càng. Sau khi kiểm định và có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện các bước làm thủ tục còn thiếu.
Hàng được công bố hợp chuẩn hơp quy Các doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng hóa của doanh nghiệp mình được đưa về cảng. Quy trình làm thủ tục công bố hợp quy cho hàng hóa đã được quy định tại Thông tư 28/2012-TT-BKHCN.
Hàng bị cấm Nếu lô hàng hóa sắp được xuất đi thuộc diện hàng hóa độc hại, bất hợp pháp hay nằm trong danh sách cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải ngưng lập tức hoạt động nhập khẩu loại hàng hóa này để tránh được những vấn đề xấu sẽ xảy ra. Thông tin về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Tìm hiểu thêm các hàng hóa được phép nhập khẩu trong quy trình nhập khẩu hàng hóa tại đây 

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương để nhập khẩu hàng hóa

Hợp đồng ngoại thương được yêu cầu trong tất cả tài liệu, hồ sơ liên quan trong quá trình nhập khẩu hàng hóa qua hợp thức giao dịch giữa hai doanh nghiệp. Nội dung trong hợp đồng phải được soạn rõ ràng, minh bạch, đầy đủ và trên hết phải tuân thủ đúng quy định của Pháp luật. Bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá cả…

Ký hợp đồng ngoại thương – Hợp thức giao dịch giữa hai doanh nghiệp  

 

Bước 3: Kiểm tra tài liệu chứng từ nhập khẩu hàng hóa

Trước khi tiến hành nhập hành hóa theo số lượng của hai doanh nghiệp đã bàn giao theo yêu cầu, bên đối tác tiến hành chuẩn bị các chứng từ một cách kỹ lưỡng,  đồng thời theo dõi tiến trình đóng gói hàng và luôn luôn cập nhật thông tin từ bên giao hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu áp dụng cho nhập khẩu hàng hóa bằng phương thức vận chuyển đường biển và đường hàng không, bảo hiểm hàng hóa.. Các chứng từ phải được chuẩn bị đầy đủ gồm có:

  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Vận đơn lô hàng (Bill of lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commerce invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Phiếu chứng nhận xuất xứ hàng hóa* (C/O) 
  • Các giấy tờ, tài liệu, chứng từ khác…

 

Bước 4: Nhận giấy báo nhập khẩu hàng hóa

Sau khi các doanh nghiệp nhận được thông báo hàng đến từ mail giấy báo của bên kho cảng, doanh nghiệp cử đại diện đi đăng ký kiểm tra chuyên ngành, đây là việc bắt buộc phải làm. Thông thường các hãng vận chuyển hàng sẽ gửi giấy báo hàng đến các doanh nghiệp từ hai đến ba ngày trước khi tàu cập bến cảng.

 

Bước 5: Khai báo và gửi biểu mẫu đến hải quan

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, các doanh nghiệp khai tờ hải quan tại Tổng Cục Hải quan Việt Nam hoặc có thể thực hiện online qua hệ thống VNACCS của Cục Hải quan. Lưu ý các chữ ký số để đăng nhập và gửi tờ khai trên phần mềm khai hải quan online). Khi hoàn thành tờ khai hệ thống VNACCS sẽ xem xét và gửi kết quả về cho doanh nghiệp.

Hình ảnh minh họa “Hóa đơn điện tử”

 

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng nhập khẩu hàng hóa

Lệnh giao hàng (Delivery Order) là một loại chứng từ mã hãng tàu vận chuyển phát hành. Đây là tài liệu dùng để yêu cầu đơn vị trữ hàng ở cảng đến các chủ hàng hóa. Để lấy được lệnh giao hàng, các đại diện doanh nghiệp chú ý mang những giấy tờ, hồ sơ gồm có:

  • Bản sao CCCD/CMND
  • Bản sao vận đơn lô hàng
  • Bản sao vận đơn có dấu xác nhận
  • Tiền đóng phí

 

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan để nhập khẩu hàng hóa

Bộ hồ sơ hải quan gồm có:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Hóa đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn lô hàng

Và các chứng từ như hóa đơn cước, giấy chứng nhận xuất lô hàng,…

Tìm hiểu thêm hồ sơ gồm có những tài liệu nào để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại

 

Bước 8: Nộp phí bao gồm các loại thuế và hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa

Sau khi tờ khai hải quan được chấp thuận, các doanh nghiệp tiến hành đóng thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp phải nộp hai loại thuế chính là thuế GTGT và thuế nhập khẩu.

Đối với một số loại hàng hóa có tính đặc thù thì các doanh nghiệp phải nộp cả thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tìm hiểu thêm phí bao gồm những loại thuế gì trong quy trình nhập khẩu hàng hóa tại

 

Bước 9: Làm thủ tuc nhập khẩu hàng hóa đổi lệnh và vận chuyển lô hàng về kho

Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng hiệu lực của lệnh giao hàng nếu không thì doanh nghiệp sẽ phải làm việc lại với bên hãng tàu để gia hạn ngày lấy hàng.

Đại diện của các quý công ty đến xuất trình một số giấy tờ để được cấp phép tại phòng thương vụ của kho cảng: tờ khai hải quan, tờ giới thiệu

Nhân viên tại cảng sẽ xuất hóa đơn cho đại diện bên doanh nghiệp và thanh toán những chi phí có trong hóa đơn bắt buộc. Người đại diện sẽ nộp phí theo hóa đơn và nhận phiếu ER (phiếu giao nhận) và tiến hành lấy hàng chở về công ty của họ.

Tìm hiểu thêm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại 

 

Bước 10: Lưu trữ tài liệu liên quan đến doanh nghiệp

Tất cả các giấy tờ, tài liệu chứng từ liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa thương mại đều cần được phải lưu trữ cẩn thận, vì đây là những tài liệu rất quan trọng trong tương lai, nếu có đổi trả hàng hóa do hàng lỗi, hàng hư hỏng, đánh tráo… để khiếu nại với nhân viên xuất hàng tại cảng. Các tài liệu gồm có:

  • Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa.
  • Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
  • Chứng từ vận tải, phiếu đóng gói, vận đơn lô hàng, giấy chứng nhận xuất hàng hóa…

Cất trữ tài liệu, hồ sơ và chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa

Kết luận

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên liên quan và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian mà còn tác động đến chất lượng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

Để hiểu rõ hơn về quy trình này, chúng ta cần xem xét các bước chính trong quá trình xuất nhập khẩu, từ khâu chuẩn bị, thực hiện cho đến giai đoạn hoàn tất thủ tục hải quan và giao nhận hàng hóa.

Tóm lại, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp lý, lựa chọn đối tác vận chuyển uy tín, và thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi.

Sự phối hợp giữa các bên liên quan và sự linh hoạt trong việc xử lý các tình huống phát sinh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí và rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trên thị trường quốc tế.