KHÁCH HÀNG HỎI - LÊ NGUYỄN TRẢ LỜI
NHỮNG CÂU HỎI VỀ XUẤT NHẬP KHẨU THƯỜNG XUẤT HIỆN
Không phải trả thuế VAT nữa bởi vì đại lý của doanh nghiệp xuất hóa đơn cho khách hàng mà khách hàng dùng tài khoản công ty để thanh toán cho đại lý thì không không phải trả VAT nữa.
Có, bởi vì vẫn phải khai báo số lượng và giá trị với Hải quan nên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu và VAT (nếu có).
Chứng từ xuất khẩu bắt buộc
- Hợp đồng ngoại thương hay Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Chứng từ xuất khẩu thường có:
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
- Tín dụng thư (L/C)
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin)
- Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)
Chứng từ bắt buộc khác:
- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có)
- Giấy chứng nhận chất lượng (CQ – Certificate of Quality)
- Chứng nhận kiểm định (CA – Certificate of analysis)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
- Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate)
- Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS – Material Safety Data Sheet)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan 2014 thì hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
- Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
- Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Tổng thời gian nhập khẩu của 1 lô hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bao gồm các khoảng thời gian sau:
- Thời gian trucking từ nhà máy ra cảng xuất
- Thời gian làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Thời gian cut off container ( Tùy từng cảng và tuỳ thuộc vào từng hãng tàu mà thời gian cut off khác nhau)
- Thời gian tàu chạy (Cần biết được hàng đi từ cảng nào đến cảng nào)
- Thời gian làm thủ tục hải quan nhập khẩu
- Thời gian vận chuyển từ cảng – kho nhận hàng.
- Phía nhà cung cấp chỉ là nhà xưởng, không có chức năng xuất khẩu và làm hợp đồng ngoại thương, chứng từ xuất khẩu hàng hóa.
- Phía doanh nghiệp Việt Nam không có tư cách pháp nhân, không ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài.
- Doanh nghiệp không tin tưởng nhà cung cấp, muốn ủy thác cho SIMBA chi nhánh Trung Quốc thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu.
- Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về thương mại quốc tế và đội ngũ nhân sự am hiểu xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa tối ưu chi phí nhất.
Có 2 hình thức thanh toán quốc tế phổ biến trong hoạt động XNK chính ngạch là:
- Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền TT/TTR (telegraphic transfer)
Là hình thức người trả tiền ủy nhiệm cho NH đầu NK trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người bán trong một khoảng thời gian nhất định
- Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C – letter of credit)
L/C là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.
∆ Hình thức phổ biến và được sử dụng nhiều nhất khi XNK với Trung Quốc là phương thức thanh toán T/T hay thanh toán điện chuyển tiền.
∆ Đồng tiền thanh toán là USD.
Chi phí mà người nhập khẩu phải trả đối với từng điều kiện nhập khẩu:
EXW:
Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ xưởng của người bán đến bãi cont)
Khai báo hải quan xuất khẩu
Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off…)
Ocean freight
Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
Khai báo hải quan nhập khẩu
Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
FOB:
Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off)
Ocean freight
Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off)
Khai báo hải quan nhập khẩu
Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
CIF:
Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
Khai báo hải quan nhập khẩu
Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
Ngoài ra bên nhập khẩu phải trả thêm các loại thuế theo quy định nhà nước: thuế VAT, thuế NK (nếu có),….
Hàng nhập về Việt Nam sẽ phải chịu các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng.
Các sản phẩm chính mà SIMBA hay nhập là máy móc, thiết bị, linh phụ kiện, nội thất,… nên chỉ hay gặp phải thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Thuế VAT thường là 10%.
∆ Thuế nhập khẩu tuỳ thuộc vào từng sản phẩm. Để được hưởng thuế NK ưu đãi Doanh nghiệp có thể xin C/O từ nước xuất khẩu. Đối với TQ thì đó là CO form E. Tuy nhiên không phải mặt hàng cũng được hưởng ưu đãi thuế NK từ CO form E.
Bộ hồ sơ mở TK KNQ bao gồm: – Invoice – Packing list – Hợp đồng thuê kho Ngoại quan (có mẫu của hải quan) – L/c sao y ( nếu có) – Bill – Manifest (tu chỉnh nếu bill tu chỉnh) – Thông báo hàng đến (nếu bên khách hàng là người nhận thông báo) – D/O (giao sau khi mở tờ khai cũng được). – Đối với mặt hàng nông sản (điều, cà phê,…..) phải có giấy chứng nhận kiểm tra thực vật (nên phải có chứng nhận xuất xứ để làm căn cứ làm kiểm dịch thực vật tại cơ quan kiểm dịch).
NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (C/O CERTIFICATE OF ORIGIN)
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu.
Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…). Bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:
- C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
- C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
C/O nhóm các nước ASEAN: - C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
- C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
- C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
- C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
- C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
- C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.
C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu: - C/O Form VC (Việt Nam – Chile).
- C/O Form S (Việt Nam – Lào).
- C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).
- C/O Form ICO. cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
- C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
- C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
- C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
- C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
C/O uỷ quyền là C/O được cấp do một bên thứ 3 không tham gia hoạt động nào trong lô hàng thương mại Quốc tế. Nghĩa là, nhà xuất khẩu ủy quyền cho một bên khác thực hiện các thủ tục liên quan đến CO Form E thay cho mình.
Sử dụng ℅ ủy quyền không được áp dụng hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Do đó trong quá trình hổ trợ khách hàng nhập khẩu hàng hóa, Lê Nguyễn Transport &Logistics luôn tư vấn khách hàng, kiểm tra kỹ với nhà xuất khẩu và yêu cầu làm ℅ trực tiếp, không chấp nhận ℅ ủy quyền để tránh bị từ chối giảm thuế Nhập Khẩu khi xúc tiến thủ tục hải quan tại Việt Nam.
Tiêu chí | CO form E ủy quyền | CO ba bên |
Khái niệm | Là chứng nhận xuất xứ hàng hóa do một bên thứ ba ủy quyền cấp thay mặt cho nhà xuất khẩu. | Là chứng nhận xuất xứ trong giao dịch có sự tham gia của ba bên: người mua, người bán và một bên trung gian. |
Số lượng tham gia | 2 ( nhà xuất khẩu và đại diện) | 3 |
Thủ tục | Thủ tục có thể phức tạp hơn do cần sự đồng ý từ nhà xuất khẩu và bên được ủy quyền. | Thủ tục có thể đơn giản hơn nếu tất cả các bên phối hợp tốt và thông tin rõ ràng. |
Hải quan Việt Nam có thể từ chối C/O form E nếu có những sai sót sau:
- Thông tin trên C/O không khớp với chứng từ xuất nhập khẩu khác như hóa đơn, vận đơn.
- Ngày cấp C/O không hợp lệ hoặc không đúng thời hạn quy định.
- C/O không có chữ ký hoặc con dấu hợp lệ của cơ quan cấp.
- Thông tin về mô tả hàng hóa hoặc xuất xứ không đầy đủ hoặc không chính xác.
- Thiếu thông tin quan trọng như mã HS hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ.
- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
- C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này.
Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Nếu hàng hóa nhập khẩu có mã HS với thuế nhập khẩu 0% thì về nguyên tắc không cần thiết phải có C/O. Tuy nhiên, một số lý do khác vẫn có thể yêu cầu C/O form E, ví dụ như:
- Để đáp ứng các quy định khác về xuất xứ.
- Để chứng minh xuất xứ cho mục đích thống kê hoặc các quy định quản lý khác.
Vì vậy, mặc dù thuế nhập khẩu là 0%, nếu cơ quan hải quan hoặc nhà nhập khẩu yêu cầu C/O form E cho mục đích kiểm soát hoặc chứng minh xuất xứ, bạn vẫn có thể cần cung cấp C/O.
Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/0). Hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các tổ chức khác thực hiện việc cấp C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
- VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,…
- Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D, E, AK,…
Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp C/O, theo yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; đề nghị của doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: Chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…
CÁC CÂU HỎI VỀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
- Thuế nhập khẩu: Đây là loại thuế chính phải trả khi hàng hóa được đưa vào nước. Mức thuế này phụ thuộc vào loại hàng hóa và quốc gia xuất xứ.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Hàng hóa nhập khẩu cũng phải chịu VAT, thường là một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hóa cộng với thuế nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với một số mặt hàng đặc biệt (như rượu, thuốc lá, ô tô), có thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng cho những mặt hàng có tác động đến môi trường, như nhựa, hóa chất độc hại, v.v.
- Các khoản phí và lệ phí khác: Có thể có các loại phí khác như phí hải quan, phí kiểm tra chất lượng, hoặc phí lưu kho tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.
Các loại thuế và phí cụ thể có thể thay đổi tùy vào loại hàng hóa và quy định của từng quốc gia, nên khách hàng cần tham khảo kỹ trước khi thực hiện nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại – Sale contract: Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan như: Thông tin người mua và người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện, cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán…
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice: Là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn thương mại là chứng từ thanh toán. Chính vì vậy trên hóa đơn này cần thể hiện rõ những nội dung như: Đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng của người hưởng lợi…
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List: Là loại chứng từ thể hiện rõ cách thức đóng gói của lô hàng. Thông qua loại chứng từ này, người đọc có thể biết được lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích như thế nào.
- Vận đơn – Bill Of Lading: Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được xếp lên trên phương tiện vận tải. So với vận đơn đường biển gốc, loại chứng từ này còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.
Tại sao cần phải hun trùng hàng hóa?
- Hun trùng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
- Hun trùng là một biện pháp cần thiết để doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Giấy chứng nhận hun trùng là một chứng từ quan trọng trong hồ sơ thanh toán quốc tế.
Các mặt hàng cần phải thực hiện hun trùng bao gồm:
- Các sản phẩm có nguồn gốc từ hữu cơ như nông sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều.
- Sản phẩm từ gỗ như mây tre, đồ thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm gỗ chưa qua xử lý bề mặt.
- Bao bì đóng gói làm từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, bao bì gốm sứ, máy móc và phụ tùng.
- Các loại hàng hóa khác mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu phải hun trùng.
Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa và tập kết hàng hóa.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hàng hóa và tập kết tại nơi yêu cầu hun trùng. Hàng hóa có thể được hun trùng tại kho doanh nghiệp hoặc cảng xuất. Hàng hóa cần được tập kết trước 1 ngày, để trên nền xi măng, bê tông, gạch không để hàng trên nền đất.
Bước 2: Liên hệ công ty hun trùng và yêu cầu hun trùng.
Doanh nghiệp liên hệ đơn vị hun trùng (có giấy phép) cung cấp thông tin và yêu cầu báo giá. Nếu số lượng hàng nhiều, lớn thì công ty hun trùng sẽ đến khảo sát và báo mức giá phù hợp. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng container hoặc hàng lẻ thì sẽ không khảo sát, công ty hun trùng sẽ báo giá bằng văn bản.
Bước 3: Tiến hành hun trùng tại kho doanh nghiệp hoặc tại cảng xuất khẩu.
Nhân viên đơn vị hun trùng sẽ tiến hành hun trùng theo lịch hẹn (phải sớm trước ngày tàu chạy ETD). Quá trình hun trùng phải thực hiện ủ thuốc đúng theo quy định và lập biên bản nghiệm thu sau khi quá trình ủ thuốc hoàn tất.
Bước 4: Thanh toán phí và nhận chứng thư hun trùng.
Sau khi có vận đơn vận tải Bill, doanh nghiệp bổ sung Bill cho đơn vị hun trùng để ra chứng thư. Doanh nghiệp cần trả phí hun trùng trước khi nhận chứng thư Hun trùng.
Trong bảo hiểm hàng hải có 3 loại hình thức:
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: chuyên chở bằng đường biển: đối tượng bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan.
- Bảo hiểm thân tàu: đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và các chi phí hợp lý (chi phí dọc hành trình, chi phí ứng trước lương cho sỹ quan thủy thủ, một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau)
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: Bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển đối với người khác.
Những rủi ro loại trừ mà phía bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm:
- Hàng thuộc loại buôn lậu, hàng cấm.
- Lệch tuyến hàng hải, tàu cố tình đi hướng khác.
- Lỗi của người được bảo hiểm.
- Tàu không đủ khả năng đi biển.
- Yếu tố ẩn tỳ, nội tỳ.
- Chủ tàu mất khả năng tài chính.
Bước 1: Thiết lập hệ thống khai ECUS – Là bước thiết lập các thông số về chữ ký và thông tin chi cục hải quan.
Bước 2: Nhập liệu cho tờ khai hải quan – Dùng thông tin trong bộ chứng từ hàng hóa, nhập liệu vào phần mềm.
Bước 3: Truyền phân luồng tờ khai – Thao tác truyền tờ khai lên hệ thống hải quan để nhận kết quả phân luông.
Bước 4: Đính kèm chứng từ tờ khai – Thực hiện đính kèm chứng từ điện tử lên hệ thống hải quan điện tử.
Bước 5: Bổ sung, sửa tờ khai (nếu có) – Doanh nghiệp thực hiện khai lại nếu sai hoặc thiếu thông tin.
Theo Luật Hải quan quy định hàng hóa sẽ được thông quan trong những trường hợp sau đây:
TH1: Sau khi cá nhân/doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục hải quan.
TH2: Hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu được thông quan khi:
- Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
- Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
TH3: Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được thông quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật và có một trong các số chứng từ như: Giấy thông báo miễn kiểm tra, kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
TH4: Hàng hóa xuất-nhập khẩu chưa nộp thuế, đang trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn thuế, không thu thuế sẽ được thông quan trong các trường hợp sau đây:
- Hàng phục vụ cho an ninh quốc phòng đã nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và một số loại thuế khác theo quy định.
- Hàng hóa phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, dịch bệnh, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế.
- Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn của ngân sách mà nhà nước và có có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ khoản ngân sách của nhà nước.
Hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu là tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh trả của người này cho người khác.
Đặc điểm tính chất của Hối phiếu:
- Tính trừu tượng: Trong hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng, nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu.
- Tính bắt buộc trả tiền: người bị ký phát bắt buộc phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên hối phiếu. Người trả tiền không được viện những lý do riêng giữa mình và người ký phát hoặc với người ký hậu hối phiếu để từ chối thanh toán.
- Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thời hạn của nó.
Chức năng của Hối phiếu:
- Hối phiếu là phương tiện thanh toán: Hối phiếu giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người mua chuyển tiền trả nợ cho người bán.
- Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bản, cầm cố, thế chấp,…
- Hối phiếu là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các tài khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.
Booking Confirmation là một trong những chứng từ quan trọng được đơn vị vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) phát hành khi xác nhận đặt lịch vận tải hàng hóa. Tùy thuộc vào thỏa thuận mua bán trong Incoterms mà bên mua và bên bán sẽ xác định bên có trách nhiệm thuê vận tải.
Nội dung chính của 1 Booking Confirmation như sau:
- Hàng tàu cấp Booking.
- Công ty hoặc đại lý đặt Booking.
- Số booking.
- Số lượng container.
- Tên tàu/số chuyến.
- Nơi cấp cont rỗng.
- Cảng hạ container hàng, kho đóng hàng.
- Cảng chuyển tải.
- Địa điểm xếp hàng lên tàu tại nước xuất.
- Cảng đích tại nước nhập khẩu.
- Cảng/nơi giao hàng tại nước nhập khẩu.
- Chi tiết B/L (SI), VGM cut off time.
- Ngày tàu chạy.
- Thời gian cắt máng – kết thúc việc bốc hàng hóa lên tàu.
Nội dung tem nhãn: Tem nhãn phải có đầy đủ thông tin cần thiết như:
- Tên sản phẩm
- Xuất xứ
- Thông tin về nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
- Hướng dẫn sử dụng
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng (nếu có)
- Các thông tin khác theo yêu cầu của pháp luật (như thành phần, cách bảo quản, v.v.)
Quy cách dán tem: Tem nhãn cần được dán một cách rõ ràng, không mờ, không bị che khuất và dễ dàng nhìn thấy.
Kích thước và chất liệu: Đảm bảo tem nhãn có kích thước và chất liệu phù hợp với sản phẩm và quy định của cơ quan quản lý.
Kiểm tra quy định địa phương: Nên tham khảo các quy định cụ thể của cơ quan chức năng (như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan) về yêu cầu ghi nhãn cho từng loại hàng hóa.
Lưu trữ hồ sơ: Giữ lại các tài liệu liên quan đến quy trình dán tem nhãn để có thể xuất trình khi cần thiết.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ THUẾ NHẬP KHẨU PHỔ BIẾN
Bài viết mới
- Tạm Dừng Thủ Tục Hải Quan Do Nợ Thuế: 6 Công Ty TP.HCM Bị Đình Chỉ
- Việt Nam sẽ đạt được xuất siêu khoảng 4 tỷ USD sang Philippines trong năm 2024
- Cước vận tải hàng không tăng vọt khi Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu quan trọng [mới nhất 2024]
- Cước vận tải biển giảm sâu ‘cú huých’ cho tăng trưởng xuất khẩu cuối năm [mới nhất 2024]
- Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Nhập Khẩu Trong Bối Cảnh Cước Vận Tải Biển Tăng Cao [Tin tức tháng 11/2024]
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, do chi phí thuế sẽ tính trực tiếp vào giá hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan.
Theo Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 các đối tượng nộp thuế nhập khẩu chính là:
- Doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá
- Tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
- Cá nhân có hàng hoá nhập khẩu khi nhập cảnh hoặc nhận hàng ở biên giới Việt Nam
- Đại lý làm thủ tục hải quan được uỷ quyền nộp thuế
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định
Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng.
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu như sau:
- Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu theo mẫu quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu tại cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Bước 3: Cơ quan thuế xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu và ra quyết định.
- Bước 4: Ra quyết định và hoàn thuế cho người nộp.
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
- Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định,
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
Thuế nhập khẩu là một loại biến phí của doanh nghiệp. Chi phí thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu, có thể được coi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đó, đây được coi là biến phí của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2014, danh sách những loại hàng hóa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm
- Rượu
- Bia
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền được sử dụng cho mục đích dân dụng;
- Xăng các loại
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống
- Bài lá
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nếu doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ VẬN TẢI PHỔ BIẾN NHẤT
Phương thức vận tải trong logistics là cách thức vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích thông qua các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không hoặc đường ống. Mỗi phương thức có ưu và nhược điểm riêng, và sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào yếu tố như chi phí, thời gian, khối lượng và loại hàng hóa.
Các phương thức vận tải cơ bản gồm có:
- Vận tải đường bộ (xe tải, xe container và các loại xe cơ giới chở hàng hóa…)
- Vận tải đường biển (tàu thủy, container,…)
- Vận tải đường hàng không (chủ yếu là máy bay)
- Vận tải đường sắt (chủ yếu là tàu hỏa)
- Vận tải đa phương thức (kết hợp)
Để tìm hiểu và lựa chọn phương thức vận tải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét một vài yếu tố để mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn phương thức vận tải:
Mỗi loại hàng hóa có tính chất riêng và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn phương thức vận tải. Hình dung nhé, các mặt hàng có giá trị lớn, dễ hư hỏng kiểu như thực phẩm tươi sống, dược phẩm thường yêu cầu vận tải hàng không để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu rủi ro hư hỏng. Ngược lại, hàng hóa có khối lượng lớn, nặng như máy móc, thiết bị công nghiệp thường được vận chuyển bằng đường biển do chi phí thấp hơn, dù thời gian vận chuyển có thể lâu hơn. Đối với những mặt hàng yêu cầu sự an toàn cao và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như than đá hoặc khoáng sản, vận tải đường sắt cũng là một lựa chọn phù hợp, đây là một vài đặc điểm vận chuyển hàng hóa tiêu biểu.
Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến là một yếu tố quan trọng. Đối với vận chuyển quốc tế, các doanh nghiệp thường lựa chọn giữa đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển có chi phí thấp nhưng thời gian lâu hơn, còn đường hàng không đắt đỏ nhưng đảm bảo tốc độ. Trong nội địa, đường bộ là lựa chọn phổ biến do khả năng tiếp cận rộng và linh hoạt, đặc biệt cho các khu vực không có hạ tầng đường sắt hoặc cảng biển. Tuy nhiên, với các khu vực có hệ thống đường sắt tốt và cần vận chuyển số lượng lớn, doanh nghiệp có thể cân nhắc vận tải đường sắt để tiết kiệm chi phí.
Chi phí vận tải là yếu tố quyết định hàng đầu khi lựa chọn phương thức vận tải. Để tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp cần so sánh chi phí của từng phương thức dựa trên nhu cầu cụ thể, ví dụ: đường hàng không chi phí cao hơn nhưng phù hợp cho các lô hàng giá trị cao và cần giao nhanh, trong khi vận tải đa phương thức có thể là giải pháp tiết kiệm hơn cho những tuyến đường phức tạp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần xem xét các chi phí phụ phát sinh như phí lưu kho, chi phí vận hành và các khoản phí hải quan khi vận chuyển quốc tế.
Thời gian giao hàng tùy thuộc vào yêu cầu về thời gian, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vận tải phù hợp. Hàng không là phương thức vận chuyển nhanh nhất, thường phù hợp với những đơn hàng cần gấp hoặc có thời gian lưu trữ ngắn. Đối với hàng hóa không yêu cầu thời gian giao hàng nhanh, các phương thức chi phí thấp hơn như đường biển hoặc đường sắt sẽ là lựa chọn tối ưu để giảm bớt chi phí.
Phương thức vận tải cần phải thật sự linh hoạt và dễ dàng tích hợp với các quy trình khác trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vận tải đa phương thức là một lựa chọn thông minh khi doanh nghiệp cần vận chuyển qua nhiều loại hình giao thông khác nhau để tối ưu hóa thời gian và chi phí. Ví dụ, hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường biển quốc tế, sau đó chuyển qua đường bộ đến điểm giao cuối cùng.
- Ngày nay, yếu tố pháp lý bền vững cũng được xem trọng trong logistics. Một số doanh nghiệp có thể ưu tiên vận tải đường sắt hoặc đa phương thức nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định pháp lý của từng quốc gia, đặc biệt là trong vận tải quốc tế, để tránh rủi ro về pháp lý.
- Ưu điểm: của vận tải đường biển là chi phí thấp hơn so với nhiều phương thức khác và khả năng vận chuyển khối lượng lớn.
- Nhược điểm: thời gian vận chuyển dài hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và quy định hải quan, đặc biệt là trong các cảng lớn và quốc tế.
Vận tải hàng không là lựa chọn tối ưu cho các loại hàng hóa yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn, giá trị cao, hoặc có tính chất dễ hư hỏng. Đây là phương thức nhanh nhất để di chuyển hàng hóa qua khoảng cách dài, thường được các doanh nghiệp sử dụng cho các mặt hàng nhạy cảm về thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ quy định pháp luật, việc vận chuyển hàng không cũng cần tuân thủ những quy định cụ thể của Nhà nước về an toàn hàng không, giới hạn loại hàng và đặc điểm đóng gói.
Hàng hóa giá trị cao
Các mặt hàng như trang sức, đồng hồ, thiết bị điện tử cao cấp (smartphone, máy tính bảng, laptop) và các linh kiện điện tử nhạy cảm (chip, mạch điện tử) thường được vận chuyển qua đường hàng không. Đối với hàng hóa có giá trị lớn, tốc độ giao hàng nhanh và giảm thiểu rủi ro hư hỏng hay mất mát là rất quan trọng. Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp bảo vệ an ninh chặt chẽ, đóng gói cẩn thận để tránh hư hại và khai báo rõ ràng giá trị hàng hóa trước khi vận chuyển.
Dược phẩm và thiết bị y tế
Dược phẩm và thiết bị y tế là một trong những nhóm hàng hóa được ưu tiên vận chuyển bằng đường hàng không do yêu cầu về thời gian giao hàng nhanh và điều kiện bảo quản đặc biệt. Các sản phẩm này bao gồm vaccine, thuốc đặc trị, máu và các bộ phận cơ thể, dụng cụ phẫu thuật và thiết bị hỗ trợ sinh mạng. Theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp phải cung cấp giấy tờ chứng nhận chất lượng, kiểm định và tuân thủ các yêu cầu về bảo quản, nhiệt độ, độ ẩm, cũng như phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh để tránh lây nhiễm.
Thực phẩm tươi sống và dễ hỏng
Các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt, rau quả và hoa tươi được ưu tiên vận chuyển bằng hàng không để duy trì độ tươi ngon và chất lượng. Đường hàng không có lợi thế về thời gian giao hàng nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro hàng bị hư hỏng do thời gian vận chuyển dài. Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo quản, đặc biệt là nhiệt độ bảo quản, đóng gói chắc chắn để tránh bị dập nát, và phải kèm theo các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tài liệu, chứng từ quan trọng và tài sản bảo mật
Các loại tài liệu quan trọng như hợp đồng quốc tế, tài liệu pháp lý, tài sản bảo mật của các tổ chức hoặc các mẫu nghiên cứu khoa học cũng thường được vận chuyển qua đường hàng không. Các tài liệu này cần được đảm bảo về độ an toàn và giao nhận nhanh chóng. Các quy định của Nhà nước yêu cầu phải đảm bảo tính bảo mật, có phương thức đóng gói an toàn và quy định rõ người nhận để tránh thất thoát thông tin.
Mẫu nghiên cứu và hàng mẫu
Các mẫu nghiên cứu khoa học (sinh học, địa chất) hoặc các hàng mẫu trong ngành công nghiệp thời trang, điện tử thường cần vận chuyển nhanh chóng để phục vụ cho các hội chợ, hội nghị hoặc thử nghiệm sản phẩm. Đối với các mẫu sinh học, Nhà nước yêu cầu kiểm định an toàn và tuân thủ các quy định vệ sinh để tránh ô nhiễm môi trường. Còn các mẫu công nghiệp yêu cầu bảo quản đặc biệt, đóng gói và dán nhãn chi tiết.
Các loại hàng hóa nguy hiểm
Một số loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất dễ cháy, bình chứa khí, chất oxy hóa chỉ được phép vận chuyển qua đường hàng không khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Quy định của Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký hàng nguy hiểm, thực hiện kiểm tra và đóng gói chặt chẽ, ghi rõ nhãn hàng nguy hiểm và hướng dẫn xử lý nếu xảy ra sự cố.
Quy định chung khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Nhà nước có các quy định cụ thể về vận chuyển hàng không, bao gồm:
- Chứng nhận chất lượng và an toàn: Đối với một số hàng hóa đặc biệt, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận kiểm định, chứng nhận y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc các giấy tờ xác nhận chất lượng khác.
- Quy cách đóng gói: Hàng hóa cần được đóng gói theo tiêu chuẩn an toàn hàng không, có nhãn ghi rõ tính chất đặc biệt (như dễ hỏng, dễ cháy, nguy hiểm, yêu cầu bảo quản lạnh).
- Khai báo và kiểm tra an ninh: Tất cả các hàng hóa đều phải khai báo rõ ràng, và các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra để đảm bảo an ninh trong suốt quá trình vận chuyển.
Vận tải đường bộ là lựa chọn tốt cho việc vận chuyển nội địa hoặc những khoảng cách ngắn, giúp giao hàng đến tận nơi với thời gian linh hoạt. Phù hợp cho vận chuyển từ các kho trung tâm đến cửa hàng hoặc điểm phân phối cuối cùng và thường kết hợp với vận tải đường biển hoặc hàng không trong vận tải đa phương thức.
Vận tải đường sắt có lợi ích lớn trong việc vận chuyển hàng hóa nặng, khối lượng lớn với chi phí hợp lý và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Đây là phương thức an toàn và ổn định, thường được sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp, hàng hóa xuyên quốc gia, hoặc hàng hóa cần bảo quản tốt trong suốt quãng đường dài.
Vận tải đa phương thức là sự kết hợp của nhiều loại hình vận tải để tối ưu hóa chi phí, thời gian và rủi ro cho chuỗi cung ứng. Sử dụng vận tải đa phương thức khi hàng hóa cần đi qua nhiều khu vực địa lý khác nhau, hoặc khi doanh nghiệp muốn tận dụng ưu điểm của từng loại hình vận tải để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tiêu chí | Vận tải nội địa | Vận tải quốc tế |
Phạm vi | Di chuyển hàng hóa trong phạm vi một quốc gia | Di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia hoặc khu vực khác nhau |
Quy định pháp lý | Chủ yếu tuân theo luật và quy định vận tải của một quốc gia duy nhất | Tuân theo luật pháp quốc tế, quy định của từng quốc gia xuất – nhập, hải quan |
Thời gian giao hàng | Thường nhanh hơn, do khoảng cách ngắn | Thời gian vận chuyển dài hơn, phụ thuộc vào khoảng cách và thủ tục quốc tế |
Thủ tục hải quan | Không yêu cầu thủ tục hải quan | Bắt buộc có thủ tục hải quan tại cả nước xuất và nhập khẩu |
Chi phí vận chuyển | Thấp hơn so với vận tải quốc tế, không phát sinh các chi phí quốc tế | Cao hơn do bao gồm chi phí thuế, phí hải quan, và chi phí vận chuyển đường dài |
Phương thức vận tải | Đường bộ, đường sắt, đường biển, hoặc hàng không | Đường biển, hàng không, và đôi khi kết hợp đa phương thức (đa phần quốc tế) |
Rủi ro giao hàng | Ít rủi ro hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, quy định tại chỗ | Rủi ro cao hơn (mất mát, hư hỏng), phụ thuộc vào quy định, điều kiện địa phương |
Giấy tờ và chứng từ | Ít giấy tờ hơn, chỉ cần các chứng từ vận tải nội địa cơ bản | Phức tạp hơn với nhiều chứng từ quốc tế như Invoice, Bill of Lading, CO, COA |
Kiểm soát và quản lý | Dễ kiểm soát hơn do nằm trong một hệ thống pháp lý và địa lý thống nhất | Quản lý khó hơn do phụ thuộc vào nhiều quy định, địa lý và hạ tầng khác nhau |
Yêu cầu đóng gói | Đóng gói đơn giản, tuân theo tiêu chuẩn nội địa | Yêu cầu đóng gói nghiêm ngặt theo quy định quốc tế, đặc biệt với hàng dễ vỡ |
Các công nghệ mới như hệ thống quản lý vận tải (TMS), AI, IoT và blockchain đang được áp dụng để nâng cao hiệu quả. AI giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, IoT cho phép theo dõi hàng hóa theo thời gian thực, và blockchain tăng cường tính bảo mật và minh bạch cho chuỗi cung ứng.
Chi phí vận tải bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như loại phương tiện, khoảng cách vận chuyển, khối lượng và kích thước hàng hóa, chi phí nhiên liệu, thời gian giao hàng và các loại thuế, phí. Để tối ưu, doanh nghiệp cần lên kế hoạch vận chuyển theo mùa, chọn phương thức phù hợp với tính chất hàng hóa, và hợp tác với các đối tác vận tải lớn để nhận ưu đãi.