Để có thể tiến hành xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi, bộ phận international sale & Purchasing tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. Để lên phương án kinh doanh chi tiết, hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây.
1. Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác
Bước đầu tiên, cũng vô cùng quan trọng, là nền tảng để doanh nghiệp có thể tìm kiếm được đối tác uy tín, làm ăn lâu dài đó là nghiên cứu thị trường tiềm năng để xuất nhập khẩu
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường.
Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra.
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung: những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước.
Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và sự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.
2. Nghiên cứu mặt hàng kinh doanh
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới.
Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán được giá cao nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham gia kinh tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất bằng phương pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại.
Tuyến sản phẩm được mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm hàng kinh doanh khác nhau.
– Xác định HS code của hàng hóa (Harmonized System: hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới)?
– Chính sách mà chính phủ áp dụng đối với hàng hóa đó? Tìm hiểu xem có cần xin giấy cấp phép không? Có cần đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng gì không?
– Xác định nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
– Thời Hạn sử dụng của sản phẩm nên được xem xét kĩ càng để đảm bảo chất lượng
– Giá cả trên thị trường trong nước và quốc tế
– Nghiên cứu kỹ SWOT của việc kinh doanh sản phẩm
3. Tính toán chi phí xuất nhập khẩu
Đối với nhân viên Sales xuất khẩu, bạn phải tính được giá vốn sản xuất/ thu mua và các chi phí bán hàng căn cứ vào Incoterms (thuế xuất nhập khẩu, cước vận tải, chi phí dịch vụ logistics, lãi dự tính…). Để xác định giá trị của lô hàng, từ đó quyết định giá cả sẽ trao đổi với đối tác.
Ngược lại đối với nhân viên Mua hàng (Purchasing) nhập khẩu, bạn phải tính được giá thành cho lô hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng (thuế nhập khẩu, cước vận tải, lãi vay…). Để biết mình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua được hàng, và đưa ra quyết định mua hàng.
4. Lập phương án kinh doanh
Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, đơn vị kinh doanh phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.
Bước 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh.
– Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩu thích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.
– Tùy vào mục đích kinh doanh, công ty xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp. Căn cứ vào đặc thù của hàng hóa, thị trường để tính toán sản lượng đặt hàng, quy mô nhập khẩu, tối ưu hóa chi phí logistics.
Bước 3: Đề ra mục tiêu
– Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.
– Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
– Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty phấn đấu hình thành và có thể vượt mức.
Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện.
– Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh, đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, những khâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu.
Trên đây là một số những thông tin về Lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu như thế nào? mà Lê Nguyễn Logistics muốn cung cấp đến cho bạn.
>> Xem thêm: Ngành hải quan hỗ trợ doanh nghiệp logistics
Liên hệ
Hotline/ Zalo: 0813892889
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng