Dừa tươi là một trong những nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành xuất khẩu. Trong thời gian qua, mặc dù đơn hàng xuất khẩu dừa tươi liên tục tăng cao, giá cả của mặt hàng này lại giảm mạnh, thậm chí xuống mức một nửa so với trước đây. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức cho người trồng dừa cũng như các doanh nghiệp chế biến.
Vậy tại sao lại có sự nghịch lý này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự giảm giá của dừa tươi, bất chấp tình hình xuất khẩu đang trên đà phát triển.
Thực trạng giá dừa tươi hiện tại.
Trong một lần ghé thăm, anh Ngô Trưởng (quận Phú Nhuận, TP HCM) ngạc nhiên khi nhận thấy giá dừa tươi có phần giảm nhiều so với những lần mua trước, cách đây chỉ vài tháng. Được biết 10 quả dừa loại 1 giá chỉ 80.000 đồng, trong khi vào mùa hè giá dừa là 170.000 đồng.
Hỏi thăm các chủ vựa dừa lớn ở khu vực Phú Nhuận, họ cho biết bây giờ đã vào mùa mưa nên nhu cầu sử dụng nước dừa cũng giảm xuống, lượng cung dừa tươi thì quá nhiều, nếu không để giá thấp thì sẽ khi hoàn tất thu hoạch dừa sẽ không bán ra được.
Ông T.T.Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dừa Năng Lượng (thương hiệu Coco power, Bến Tre) xác nhận rằng hiện tại giá dừa ở mức thấp so với cùng kỳ những năm trước. Ở một huyện tại Bến Tre, giá dừa tươi chỉ còn 55.000 -60.000/chục 12 trái trong khi 3 tháng trước, mức đỉnh là 140.000 đồng/chục 12 trái.
Ông Tuấn còn cho biết thêm: “Giá đáy hơn 1 tháng trước chỉ dao động khoảng 20.000 đồng/chục dừa. Hiện nay, giá dừa tươi đã tăng nhờ các doanh nghiệp tìm kiếm nguyên liệu chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Bàn về yếu tố ảnh hưởng đến giá dừa tươi.
Nói về giá dừa tươi thì chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định giá. Do dừa chỉ mới phát triển mạnh những năm gần đây nên các hộ dân trồng dừa tươi để kinh doanh chưa có được sự chuẩn hóa về giống cây, mẫu mã và giá bán. Vì vậy, để xuất khẩu dừa tươi sẽ là vấn đề hơi nan giải ở hiện tại. Thay vào đó, dừa có để được thu hoạch để làm nguyên liệu chế biến các chế phẩm và thành phẩm phổ biến như sau:
- Nước dừa đóng hộp: Nước dừa tươi được đóng gói và bảo quản để tiêu thụ lâu dài, thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Bánh dừa: Bánh kẹo, như bánh trôi dừa hoặc bánh dừa nướng, là những món ăn truyền thống được ưa chuộng.
- Dầu dừa: Chiết xuất từ cơm dừa, dầu dừa được sử dụng trong nấu ăn, làm đẹp và trong ngành công nghiệp.
- Chất xơ dừa: Được chiết xuất từ vỏ dừa, chất xơ có thể được sử dụng trong sản xuất vật liệu sinh học hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Những chế phẩm này không chỉ đa dạng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành chế biến dừa và xuất khẩu.
Giá dừa tươi cũng sẽ được điều chỉnh tùy theo vùng miền, dù là trong cùng một quốc gia. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa cũng dẫn chứng: “Ví dụ hiện nay, dừa tươi ở ĐBSCL chỉ khoảng 5.000 – 6.000 đồng/trái còn tại Bình Định là 14.000 – 15.000 đồng/trái. Nguyên nhân tại Bình Định đã có đội ngũ thương lái chuyên thu mua vận chuyển bán sang Trung Quốc bằng hình thức trao đổi cư dân biên giới”.
Doanh nghiệp và hợp tác xả đẩy mạnh xuất khẩu dừa tươi.
Vấn đề giá cả của dừa tươi rẻ hơn trước đây được ghi nhận là không có gì bất thường. Hơn nửa, so với mọi năm, dừa tươi hiện tại đang ở mức giá tốt và chiếm nhiều ưu thế. Các doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị cho những lô dừa tươi xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc và khẳng định giá dừa tươi chắc chắn sẽ còn kỳ vọng cao hơn nhiều.
Vừa qua, cách doanh nghiệp và hợp tác xã Việt Nam được dẫn sang Trung Quốc xúc tiến thương mại và tất cả đều có đơn hàng xuất khẩu dừa tươi mang về. Trong đó, theo thống kê, hợp tác xã có quy mô nhỏ nhất cũng có đến đơn hàng 10 container, doanh nghiệp lớn nhất có 2 hợp đồng, số lượng lên đến 1.500 container.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao giá dừa tươi lên mức ổn định.
1. Tăng cường chất lượng sản phẩm:
- Thực hiện tiêu chuẩn chất lượng: Đảm bảo dừa tươi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó tăng giá trị sản phẩm.
- Đào tạo nông dân: Cung cấp kiến thức và kỹ thuật canh tác hiện đại cho nông dân để cải thiện chất lượng và năng suất.
2. Phát triển thương hiệu:
- Xây dựng thương hiệu: Tạo dựng thương hiệu mạnh cho dừa tươi Việt Nam để thu hút người tiêu dùng và tạo giá trị gia tăng.
- Quảng bá sản phẩm: Tăng cường marketing và quảng bá sản phẩm dừa tươi tại các thị trường quốc tế và trong nước.
3. Tạo ra hợp tác xã và liên kết:
- Hình thành hợp tác xã: Tạo ra các hợp tác xã nông nghiệp để nông dân có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ dừa tươi.
- Liên kết với doanh nghiệp: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, đảm bảo giá thu mua ổn định.
4. Thúc đẩy xuất khẩu:
- Khám phá thị trường mới: Tìm kiếm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hóa khách hàng để giảm phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
- Hỗ trợ xuất khẩu: Cung cấp hỗ trợ về tài chính và thủ tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu để họ có thể mở rộng thị trường.
Thông qua việc thực hiện các biện pháp này, giá dừa tươi có thể được nâng cao và ổn định, góp phần phát triển bền vững cho ngành dừa Việt Nam.
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Bán Hàng B2B Xuất Sắc 2024?
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: