lenguyentst.com.vn
ARR

Cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc [Mới nhất 2024]

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc là một trong những hoạt động thương mại phổ biến, góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, dạo gần đây, một số doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản đã bắt gặp chiêu trò lừa đảo trong quá trình xuất khẩu. Cùng Lê Nguyễn theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!

Cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

1. Thực trạng lừa đảo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

1.1 Lừa đảo qua yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký xuất khẩu

Gần đây, đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhận được những yêu cầu khá bất ngờ từ phía khách hàng Trung Quốc. Cụ thể, các đối tác Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp Việt phải có Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu doanh nghiệp Việt đóng lệ phí thông qua hai trang web: www.gacc.app và www.aqsiq.net.

Đây là một chiêu trò lừa đảo hết sức tinh vi, dựa trên sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin cập nhật của nhiều doanh nghiệp đối với các quy định pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Điều đáng chú ý là các trang web đều sử dụng tên viết tắt của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc, khiến doanh nghiệp dễ dàng nhầm lẫn và nghĩ rằng đó là yêu cầu chính thức từ phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả để làm thủ tục hải quan dao động từ 100 đến 1.000 USD.

Số tiền không nhỏ nhưng đã khiến không ít doanh nghiệp trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo. Những doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ lưỡng, không rõ nguồn gốc nên đã vội vã chuyển tiền mà không hề hay biết rằng họ đã sa vào cạm bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Văn phòng SPS Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi và trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, đã nhanh chóng phát hiện và cảnh báo kịp thời vấn đề này. Theo Văn phòng, cả hai trang web nói trên đều có dấu hiệu lừa đảo không rõ ràng, không phải là trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Thực trạng lừa đảo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Thực trạng lừa đảo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

1.2 Xuất khẩu nông sang bị lừa đảo thông qua hợp đồng giả mạo

Một hình thức lừa đảo khác mà doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần chú ý nữa là hợp đồng giả mạo.

Đối tượng lừa đảo thường liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra các hợp đồng thương mại hấp dẫn, với các điều khoản bất lợi ẩn bên trong hoặc dùng tên của các doanh nghiệp nổi tiếng nhằm tạo dựng lòng tin. Sau khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam có thể không nhận được tiền hoặc hàng hoá bị trả lại với lý do không hợp lệ.

1.3 Yêu cầu thanh toán qua các kênh không chính thức

Một số đối tác từ Trung Quốc, nhất là đối với lĩnh vực xuất nhập nông sản, đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc thanh toán thông qua các kênh thanh toán không chính thức hoặc chỉ gửi tiền vào tài khoản cá nhân của họ thay vì dùng tài khoản doanh nghiệp thanh toán tại các ngân hàng chính thức.

Đây là một hình thức lừa đảo vô cùng tinh vi, đánh vào tâm lý của những doanh nghiệp đang mong muốn hoàn thành sớm các thủ tục xuất khẩu nông sản, nhưng kém cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn. Những yêu cầu thanh toán này, tuy ban đầu thoạt trông có vẻ hợp lý, nhưng mang lại nguy cơ mất kiểm soát trong giao dịch cho phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Yêu cầu thanh toán qua các kênh không chính thức
Yêu cầu thanh toán qua các kênh không chính thức

2. Phản hồi từ văn phòng SPS Việt Nam về tình hình lừa đảo

Trước tình hình này, Văn phòng SPS Việt Nam đã có những phản hồi mạnh mẽ, khẳng định rằng Tổng cục Hải quan Trung Quốc không có yêu cầu đối với loại giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản hay quy định thu phí trực tuyến như các website giả mạo đã thông báo. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc xác thực thông tin và tránh tin vào các yêu cầu không rõ ràng từ phía đối tác.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết hiện không có quy định nào từ phía Hải quan Việt Nam và Trung Quốc đối với vấn đề thu lệ phí cấp mã số xuất khẩu hoặc cấp giấy chứng nhận đối với doanh nghiệp. Nếu nhận được các thông tin không chính xác, doanh nghiệp cần liên lạc ngay với các cơ quan chức năng để được giải quyết.

Bên cạnh đó, văn phòng SPS Việt Nam cũng khuyến cáo rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên truy cập vào website chính thống của Trung Quốc có đuôi “.cn” để tìm kiếm thông tin và tra cứu kết quả trực tuyến, tránh bị lừa đảo bởi các trang web giả mạo.

Phản hồi từ văn phòng SPS Việt Nam về tình hình lừa đảo
Phản hồi từ văn phòng SPS Việt Nam về tình hình lừa đảo

3. Những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Để tránh tình trạng bị lừa đảo, các doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần cảnh giác những dấu hiệu sau đây

  • Không cung cấp thông tin rõ ràng: 

Dấu hiệu đầu tiên của lừa đảo là không cung cấp thông tin rõ ràng về công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,..Khi nhận thấy đối tác của bạn liên tục né tránh cung cấp thông tin, đó có thể là một trong những dấu hiệu của lừa đảo.

  • Yêu cầu thanh toán qua tài khoản không chính thức

Khi đối tác của bạn yêu cầu thanh toán qua tài khoản cá nhân hoặc một tài khoản ngân hàng không chính thống. Bạn không nên vội vàng thanh toán mà cần xem xét kỹ vì đây là một dấu hiệu lừa đảo khi xuất khẩu nông sản mà bạn nên cần cảnh giác.

  • Chênh lệch quá lớn về giá cả so với thị trường

Khi một đối tác đề xuất giá mua hàng cao hơn so với giá thị trường, đây chính là dấu hiệu đầu tiên của một bẫy lừa đảo. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, việc đối tác đưa ra mức giá rất hấp dẫn, thậm chí là cao bất thường so với giá thị trường, có thể khiến doanh nghiệp bị hấp dẫn và dễ dàng đồng ý với các điều kiện mà không tiến hành xem xét kỹ lưỡng.

Đây cũng chính là thời cơ để các đối tượng xấu trục lợi, nhất là đối với những công ty không có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế.

Những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Những dấu hiệu cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

4. Các biện pháp phòng tránh lừa đảo

Để phòng tránh lừa đảo, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Xác minh đối tác kỹ lưỡng: Trước khi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch nào, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, bao gồm mã số thuế, giấy phép hoạt động, và hỏi ý kiến của các cơ quan như Văn phòng SPS Việt Nam.
  • Sử dụng kênh thanh toán chính thức: Đảm bảo mọi giao dịch chỉ sử dụng các kênh thanh toán hợp pháp và đáng tin cậy như thư tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của đối tác. Tuyệt đối không chuyển tiền thông qua tài khoản ảo hoặc các kênh không minh bạch.
  • Ký hợp đồng rõ ràng: Mọi giao dịch cần được tiến hành trên cơ sở hợp đồng cụ thể, trong đó các điều khoản như thanh toán, giao nhận hàng, phương thức giải quyết tranh chấp cần được thể hiện rõ ràng. Các hợp đồng chi tiết cần có sự tư vấn của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Liên hệ với cơ quan chức năng khi cần: Nếu có bất kỳ yêu cầu bất thường nào từ phía cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần liên hệ với Văn phòng SPS Việt Nam hoặc các cơ quan liên quan để được hướng dẫn và hỗ trợ.
Biện pháp phòng tránh lừa đảo
Biện pháp phòng tránh lừa đảo khi xuất khẩu nông sản

5. Kết luận

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mang nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo. Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, đừng ngần ngại liên hệ Lê Nguyễn nhé!

Liên hệ tư vấn miễn phí

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ: