Chuỗi cung ứng đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh.. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các giải pháp tiên tiến đã trở thành nhân tố quan trọng để cải thiện hiệu suất và cắt giảm chi phí cho chuỗi cung ứng. Cùng Lê Nguyễn theo dõi 6 giải pháp công nghệ trong chuỗi cung ứng trong bài viết này nhé!

1. Vai trò của công nghệ trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng hiện đại đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ và liên tục trong từng khâu từ vận chuyển, đóng gói, bảo quản đến tiêu thụ. Công nghệ giúp tự động hoá sản xuất, thu thập thông tin theo thời gian thực và cải thiện năng lực quản lý, điều hành.
Lợi ích chính của công nghệ trong chuỗi cung ứng:
- Tăng hiệu quả vận hành: Công nghệ giúp tự động hoá các khâu, hạn chế thất thoát và cải thiện thời gian xử lý.
- Giảm chi phí: Nhờ dự báo chính xác và quản lý hàng tồn kho tốt, chi phí lưu kho và vận chuyển được tối đa hóa
- Cải thiện minh bạch: Có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách chính xác.
2. Các giải pháp công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng
2.1. Internet of Things (IoT)
Internet of Things (IoT) đang cách mạng hoá chuỗi cung ứng bằng việc kết nối các cảm biến và thu thập thông tin theo thời gian thực. Trong chuỗi cung ứng, IoT được sử dụng nhằm kết nối mọi thứ, chẳng hạn như: lưu kho bãi, bốc dỡ, đóng gói hàng hóa, vận chuyển hàng hóa… nhằm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, gia tăng hiệu quả cho chuỗi cung ứng.
2.2 Ứng dụng “ Logistics Xanh” trong chuỗi cung ứng
Ứng dụng “ Logistics Xanh” trong chuỗi cung ứng mà một giải pháp đang được ưa chuộng bởi nhiều doanh nghiệp. Một số loại hình “ Logistics Xanh có thể kể đến như:
- Bao bì xanh: sử dụng các loại bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng từ chất liệu dễ phân hủy và phân hủy sinh học…
- Vận tải xanh: Sử dụng các phương thức vận tải sản sinh ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch,..
- Kho bãi xanh: năng lượng trong kho bãi được cung cấp bởi năng lượng mặt trời, gió
- Logistics ngược: tăng cường tái chế các mặt hàng, bao bì, vật liệu, tái sản xuất và sửa chữa,..

2.3. Blockchain
Blockchain hay còn gọi với tên chuỗi khối, block chain, . .. là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối giúp lưu trữ và trao đổi dữ liệu một cách an toàn được kết nối, mở rộng với nhau thông qua các thuật toán mã hoá vô cùng phức tạp.
Trong chuỗi cung ứng, Blockchain giúp quy trình diễn ra đơn giản và tiết kiệm thời gian. Bằng việc loại bỏ loại bỏ các bên trung gian và phân cấp hệ thống, quy trình mua bán, thanh toán cũng diễn ra minh bạch và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, Blockchain giúp tạo ra truy trình dữ liệu và đảm bảo kho lưu trữ an toàn. Từ đó, chuỗi cung ứng sẽ được diễn ra hiệu quả, giảm thiểu tối đa các trường hợp vi phạm.
2.4. Tự động hóa và Robot
Là một công nghệ hiện đại, Robotics đã định hình được chuỗi cung ứng và ngành logistic.
Robot với khả năng AI cho phép thực hiện các tác vụ phức tạp hơn mà không cần sự can thiệp của con người. Robot thông minh với các thuật toán chuẩn đoán, nhanh nhạy và chặt chẽ giúp quy trình mua hàng, thanh toán, nhập kho, giao hàng, đóng gói và định tuyến trở nên dễ hiểu hơn, dễ quản lý hơn và chính xác hơn.
Ứng dụng công nghệ đặc biệt của công nghệ robot và tự động hóa trong chuỗi cung ứng có thể kể đến như:
- Robot kéo hàng, vận chuyển hàng tự động
- Xe tải thông minh
- Máy bay không người lái

2.5. Big Data
Big data là kho dữ liệu lớn được tạo ra bằng phần mềm, công cụ và máy móc. Được lưu trữ tại các thiết bị hỗ trợ kết nối internet. Phân tích Big Data giúp tạo ra các quyết định chính xác hơn về toàn bộ các khía cạnh của chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng dữ liệu theo phương pháp định lượng, phân tích cả nguồn dữ liệu mới và cũ.
Điều này tạo ra những nguồn dữ liệu hữu ích để giúp những người ra quyết định về chuỗi cung ứng với bất cứ điều gì từ hoạt động kinh doanh đến các quyết định chiến lược, cũng như lựa chọn các mô hình vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả nhất
2.6. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Phần mềm SCM giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối. Các hệ thống như SAP, Oracle SCM cung cấp các công cụ giúp tối ưu quản lý kho bãi, vận tải, và lập kế hoạch sản xuất.
Một số tính năng vượt trội của SCM:
- Quản lý hiệu quả hàng hoá tồn kho, hạn chế lãng phí.
- Tích hợp và đồng bộ thông tin từ đa kênh, giúp cải thiện khả năng ra quyết định.
- Tối ưu hoá quy trình logistics, đảm bảo khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
3. Những thách thức khi áp dụng giải pháp công nghệ trong chuỗi cung ứng
Áp dụng giải pháp công nghệ trong chuỗi cung ứng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với một số thách thức sau:
- Chi phí đầu tư: Đầu tư các công nghệ tiên tiến như IoT, AI hay robot hoá đều yêu cầu chi phí lớn ban đầu.
- Bảo mật dữ liệu: Với lượng lớn dữ liệu được thu thập và xử lý, rủi ro bảo mật là một yếu tố cần quan tâm đặc biệt.
- Khả năng thích nghi: Doanh nghiệp cần thời gian để huấn luyện nhân sự và áp dụng công nghệ mới vào quy trình hoạt động.

4. Kết luận
Việc áp dụng giải pháp công nghệ trong chuỗi cung ứng không chỉ giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu chi phí, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Để thành công trong thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ để phát triển vượt bậc nhé!
Xem thêm: https://lenguyentst.com.vn/phan-biet-logistics-va-supply-chain/