Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài – Để làm sale xuất khẩu giỏi, bạn cần có kỹ năng tìm kiếm khách hàng nước ngoài tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Việc này không dễ dàng, đặc biệt với những bạn mới vào nghề. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi chia sẻ chi tiết về các cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài giúp bạn tối ưu trong quá trình tìm kiếm đối tác.
1. Khái Quát Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài
Để có thể tìm kiếm được khách hàng nước ngoài, bạn nên làm theo quy trình để đảm bảo việc tìm kiếm khách hàng quốc tế một cách hiệu quả nhất.
1.1. Chuẩn bị tìm kiếm khách hàng nước ngoài
Dù là việc gì thì khâu chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng. Bản thân việc tìm kiếm khách hàng cũng vậy, có 2 cách để có thể tìm kiếm khách hàng nước ngoài:
Cách 1: chủ động tìm kiếm qua nhiều nguồn thông tin khác nhau
Cách 2: Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để khách hàng chủ động tìm đến (cách này hiệu quả cao hơn & cơ hội chốt hợp đồng sẽ tốt hơn so với cách 1). Vì chỉ khi khách hàng thấy sản phẩm doanh nghiệp cung cấp phù hợp, họ mới tìm đến, đây chính là cơ hội tốt cho nhân viên sale xuất khẩu có thể trao đổi, thỏa thuận hợp tác.
Vậy để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, Marketing cho mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần làm gì?
1.1.1. Xây dựng Website Công ty
Để đối tác nước ngoài biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, việc xây dựng website công ty là việc đặc biệt quan trọng.
1.1.2. Xây dựng profile giới thiệu Công ty
1.1.3. Tạo tài khoản trên Google My Business
1.2. Tiến Hành Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài
1.Đăng thông tin Cty lên các website TMĐT B2B
2.Tìm kiếm KH từ những nguồn cung cấp thông tin Doanh nghiệp.
3.Tìm kiếm KH ở các trang mạng xã hội
4.Tìm kiếm KH thông qua việc tham dự các hội chợ, triển lãm
5.Tìm kiếm KH thông qua nghiên cứu thị trường
1.3. Quản Lý Thông Tin Khách Hàng
Tìm đối tác nước ngoài để xuất khẩu
Làm thế nào để xuất khẩu hàng ra nước ngoài
Cách tìm thông tin công ty nước ngoài
Cần tìm đối tác xuất nhập khẩu
Các trang web tìm kiếm khách hàng nước ngoài
2. Chuẩn Bị Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài
Trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ sâu nhất về cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Bước đầu để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp để PR sản phẩm ra thị trường nước ngoài là vô cùng quan trọng. Bởi hiện nay đa khách hàng nước ngoài thường tìm kiếm sản phẩm và tìm hiểu sản phẩm thông qua website của nhà cung cấp.
Vì vậy, website công ty chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp, tạo nên uy tín của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài. Đồng thời website cũng thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả bán hàng ra nước ngoài.
Vậy cần xây dựng website công ty như thế nào?
2.1. Xây dựng website công ty
Khi xây dựng website công ty, doanh nghiệp cần lưu ý về những vấn đề gì?
Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ ở thị trường đấy, VD: Tiếng Trung, Tiếng Nhật…).
Website công ty cần phải thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin liên lạc
Khi lên nội dung trên website, doanh nghiệp cần nêu được điểm nổi bật của công ty như về năng lực đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, sứ mệnh, phản hồi, đánh giá của các đối tác lớn.
2.2. Xây dựng Profile công ty
Trước tiên, Profile công ty cần giới thiệu tổng quan về công ty gồm: logo; tên công ty; địa chỉ; slogan; hình ảnh nổi bật; các cột mốc phát triển; hoạt động, sự kiện tiêu biểu; các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ nhân sự) và các nhà máy (có hình ảnh, địa chỉ nhà máy, hệ thống máy móc, công suất của nhà máy,…) là tốt nhất.
Profile cần có chi tiết về các dịch vụ, sản phẩm chính của công ty
Kể ra một số đối tác lớn, các thị trường chủ chốt của công ty, feedback của các khách hàng lớn để tạo sự tin tưởng cho người đọc.
Thông tin liên hệ của công ty: địa chỉ, SĐT công ty, hotline, email, website, … và một số kênh truyền thông như facebook, fanpage, linkedin, instagram,…
Profile nên làm bằng tiếng Anh hoặc có thể để song ngữ Anh Việt nhằm đồng thời phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước. Profile gửi cho khách hàng nước ngoài nên để định dạng PDF.
2.3. Tạo tài khoản trên Google My Business
Tạo tài khoản này nhằm mục đích xây dựng sự tin tưởng cho KH khi tìm kiếm thông tin của công ty bạn trên google.
Bạn cần cập nhật đầy đủ thông tin về địa chỉ công ty, thời gian làm việc, số điện thoại, website, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ,… Vì khách hàng của bạn chủ yếu đến từ nước ngoài do đó bạn nên cài đặt ngôn ngữ là tiếng Anh.
3. Tiến hành tìm kiếm khách hàng nước ngoài
Để tìm kiếm khách hàng nước ngoài, trước tiên doanh nghiệp cần đăng sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Đây là kênh thông tin giúp doanh nghiệp được khách hàng biết đến nhiều hơn.
3.1. Đăng thông tin lên các website Thương Mại Điện Tử B2B
Khi tiến hành đăng thông tin lên website thương mại điện tử B2B, doanh nghiệp cần hiểu rõ về đặc điểm của sàn thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (TMĐT) là các giao dịch thương mại được thực hiện trực tuyến. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn mua và bán thứ gì đó bằng Internet là bạn đã tham gia vào thương mại điện tử. Các website giao dịch TMĐT thường được gọi là sàn TMĐT.
Các loại thương nhân thương mại điện tử
Mô hình B2B – Business to business: giao dịch được thực hiện giữa hai doanh nghiệp
Mô hình B2C – Business to consumer: Giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng
Mô hình C2B – Consumer to business: Người tiêu dùng kinh doanh thương mại điện tử xảy ra khi một người tiêu dùng bán hoặc đóng góp giá trị tiền tệ cho một doanh nghiệp
Mô hình C2C – Consumer to consumer: Thương mại điện tử C2C xảy ra khi một thứ được mua và bán giữa hai người tiêu dùng
Các loại thương nhân thương mại điện tử
Mô hình G2B – Government to business: một công ty thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc phí của chính phủ trực tuyến.
Mô hình B2G – Business to government: Khi một thực thể chính phủ sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp.
Mô hình G2C – Consumer to government: Người tiêu dùng thanh toán phí, lệ phí, thuế… trực tuyến cho cơ quan Nhà nước.
3.2. Đăng thông tin lên các website TMĐT B2B
Website B2B hàng đầu là Alibaba.com
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay.
Nếu là nhà Nhập khẩu thì bạn có thể dùng free để tìm kiếm nhà cung cấp còn nếu là nhà Xuất khẩu thì bạn cần có tài khoản Gold Supplier để được hỗ trợ tốt nhất hoặc ít nhất trả phí để nhận thông tin khách đang có nhu cầu mặt hàng thông qua Inquiry.
Như vậy nếu đăng sản phẩm lên Alibaba bạn cần tạo tài khoản Gold Supplier sẽ hiệu quả hơn & cơ hội khách hàng nước ngoài tìm đến doanh nghiệp của bạn sẽ cao hơn.
Website B2B Kompass.com là trang web danh bạ điện tử các công ty trên thế giới trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng hoặc theo tên công ty và khu vực thị trường.à Gold member công ty sẽ có 1 website trên Alibaba
Tradekey.com: trang web này có gốc từ Ả Rập và đã nhanh chóng trở thành 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Tradekey sẽ có thế mạnh khi bạn muốn xâm nhập vào thị trường Trung Đông.
ec21.com: website B2B này là của Hàn Quốc và có thị trường chính ở Trung Quốc. Giao diện khá là dễ dùng và tương tự như Alibaba. Với ec21.com bạn có thể dễ dàng tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu toàn cầu. Trang này cũng có gói Free và Premium để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp của mình.
go4worldbusiness.com: là trang TMĐT B2B với 2 hình thức là miễn phí và trả phí. Với tài khoản miễn phí chỉ có thể tìmkhách hàng bằng cách thông qua việc truy cập tự nhiên và chờ liên hệ từ chính khách hàng. Được miễn phí 1 tuần 1 lần gửi thư chào hàng cho 1 đơn hàng bất kỳ. Bạn cũng có thể tạo nhiều tài khoản cùng lúc để chào được nhiều đơn hàng hơn.
Đối với tài khoản trả phí, bạn sẽ không bị giới hạn số lượng gửi thư chào hàng trong tháng.
Tuy nhiên, có một vấn đề đó là thư chào hàng sẽ không gửi thẳng vào địa chỉ liên hệ của khách mà phải thông qua trang Go4worldbusiness. Do đó tỉ lệ phản hồi thường rất thấp.
3.3. Tìm kiếm khách hàng nước ngoài từ những nguồn cung cấp thông tin doanh nghiệp
Truy cập trang web của các nhà tổ chức hội chợ: Trong trang web của những đơn vị tổ chức hội chợ thường hay thể hiện thông tin khách mời, các doanh nghiệp tham dự triển lãm. Hãy tận dụng những thông tin này để tìm kiếm website của họ và email liên hệ để chào hàng
Mua thông tin dữ liệu từ hải quan hoặc các website bán data: Cách này sẽ phù hợp để nghiên cứu thị trường vì việc lần ra thông tin website hay email liên hệ của khách hàng khá khó và mất nhiều thời gian. Chưa kể một số khách hàng sẽ không có website để tìm kiếm
Tìm kiếm qua các cổng thông tin thị trường giữa Việt Nam và nước ngoài:
Việt Nam Export: https://vietnamexport.com
Cổng thông tin Thị trường nước ngoài VietnamExport.com là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Bộ
Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu.
Trang web này cung cấp nhiều thông tin về các cơ hội giao thương, danh sách các nhà nhập khẩu, thông tin về hội chợ triển lãm của hầu hết các ngành hàng.
Các trang web của thương vụ Việt Nam:
Một cách rất hay để giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác nước ngoài, đó là tham khảo thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng thông qua các website của thương vụ Việt Nam.
Chúng tôi thống kê một số website hiện đang kết nối & giới thiệu thương vụ phổ biến như:
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: https://www.vntousa.org/vn/
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: https://vietnordic.com/
Thương vụ Việt Nam tại Singapore: https://vntradesg.org/,…
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về khách hàng thông qua cục xúc tiến thương mại.
Website cục xúc tiến thương mại: https://www.vietrade.gov.vn/index.html
Trang web cung cấp thông tin về danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cơ hội giao thương (thông tin cần mua, cần bán), hội chợ triển lãm, các chương trình về xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia.
Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư: https://www.itpc.gov.vn/exporters
Đây cũng là trang web rất hữu ích, cập nhật thông tin về thị trường, ngành hàng, các cơ hội giao thương, tin tức, sự kiện & cẩm nang dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tìm kiếm khách hàng thông qua Tradeford.com
Tradeford không thể hiện thông tin đơn hàng nhưng thay vào đó là thể hiện thông tin khách hàng
Bạn sẽ phải tự liên hệ với khách hàng để hỏi về nhu cầu cụ thể của họ. Đối với tài khoản miễn phí bạn được phép gửi thư chào hàng chỉ cho một số khách cũ. Còn với tài khoản trả phí thì sẽ không bị giới hạn.
Tuy nhiên thông tin khách hàng có thể sẽ giảm lượt hiển thị đáng kể và thay bằng thông tin nhà cung cấp bất cứ lúc nào.
Trên đây là những chia sẻ thực tế về Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài. Mong rằng bài viết này của Lê Nguyễn Logistics hữu ích với bạn.
>> Xem thêm: Incoterms Là Gì? Cách Vận Dụng Incoterms Trong Thực Tế
Liên hệ
Hotline/ Zalo: 0813892889
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng