lenguyentst.com.vn

Top 30+ thuật ngữ logistics trong Vận Tải Hàng Không

Khi làm việc trong ngành logistics – xuất nhập khẩu bạn sẽ phải gặp rất nhiều những từ viết tắt. Và với những phương thức vận tải khác nhau bạn sẽ gặp các thuật ngữ chuyên ngành logistics khác nhau. Do vậy mà có rất nhiều người gặp khó khăn với chúng kể cả trong công việc lẫn học hành. Trong bài viết này, Lê Nguyễn Logistics sẽ chia sẻ tới bạn tổng hợp những thuật ngữ logistics phổ biến trong Vận Tải Hàng Không. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

30+ thuật ngữ logistics dùng nhiều nhất trong Vận Tải Hàng Không

  1. AWB (Air Waybill): vận đơn hàng không
  2. ​​​​​MAWB: Master Airway Bill hay vận đơn chủ sẽ do hãng hàng không phát hành
  3. HAWB: House Airway Bill hay vận đơn nhà sẽ do công ty Freight Forwarder phát hành
  4. Manifest: Manifest là hệ thống tiếp nhận bảng khai báo hàng hoá cùng những chứng từ, giấy tờ của lô hàng dùng để thông quan đối với tàu xuất nhập cảnh
  5. POA (Proof of Authority): Giấy ủy quyền
  6. POD (Proof Of Delivery): Biên bản giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  7. Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trọng lượng)
  8. Dim (dimension): Kích thước hàng hóa
  9. Chargeable weight: là Cước vận chuyển hàng không. Chúng được tính dựa trên khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn
  10. Gross weight/Weight charge: Gross weight hay được viết tắt ở trên các loại bao bì là G. Weight đây có nghĩa là trọng lượng của hàng bao gồm cả bao bì (bao gồm trọng lượng của vật thể và vỏ bọc/hộp đựng nữa) hay còn gọi là trọng lượng thực tế
  11. A2A ​​​​(Airport-to-Airport): vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
  12. ATA (Actual Time of Arrival): Thời gian đến thực tế
  13. ATD (Actual Time of Departure): Thời gian khởi hành thực tế
  14. FCR (Forwarder’s Certificate of Receipt): Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
  15. FCT (Forwarder’s Certificate of Transport): Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
  16. FWR (Forwarder’s Warehouse Receipt): Biên lai kho hàng của người giao nhận
  17. GSA (General Sales Agent): Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
  18. IATA (International Air Transport Association): Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
  19. NOTOC (Notification To Captain): Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
  20. Declare value for carriage: Giá trị khai báo vận chuyển. Dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có.
  21. Declare value for customs: Giá trị khai báo hải quan tính thuế. Giá trị của một lô hàng được công bố bởi người gửi hàng để làm cơ sở cho việc tính toán các nhiệm vụ và thuế
  22. Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
  23. Freighter: Máy bay chở hàng
  24. Issuing carrier’s agent: Ðại lý của người chuyên chở.
  25. Charter: chuyến bay được thuê trọn gói  nguyên chuyến bay theo hành trình yêu cầu của bên thuê.
  26. Perishable cargo (PER):  Hàng Chở Dễ Hỏng (Như Thịt, Cá Tươi, Rau Quả…)
  27. Talon: là nhãn dùng để dán vào các kiện hàng gửi theo đường hàng không, gồm có: Talon của Airlines và Talon của forwarder để giúp dưới kho hàng không phân biệt được hàng. Bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến kiện hàng của mình cần xuất như các thông tin về nơi đi – nơi đến , số kiện , số kg , số MAWB , số HAWB, phiếu cân,…
  28. Specific Commodity Rates (SCR): Là loại cước áp dụng cho những hàng hóa đặc biệt xuất phát từ một địa điểm cụ thể đến một nơi đến cụ thể. Cước này thường thấp hơn cước hàng bách hóa và được công bố cho những hàng/đường đặc biệt
  29. Bulk Cargo/ loose cargo: Chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời còn gọi là chở xá
  30. The Air Cargo Tariff (TACT): thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước hàng không
  31. UN Number: Là những con số có bốn chữ số xác định các chất độc hại, các sản phẩm (như chất nổ, chất lỏng dễ cháy,…) trong khuôn khổ của vận tải quốc tế. Một số chất độc hại có số UN riêng
  32. Unit Load Device (ULD): Phương tiện chở hàng đường không. Thuật ngữ này chỉ các thiết bị dùng để chất hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa
  33. Live Animal Regulations (LAR): Chứa các thông tin toàn diện trong vận chuyển về các yêu cầu đối với các loài được bảo vệ và có nguy cơ tuyệt chủng như động vật thí nghiệm, vật nuôi,…

Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng