Mì ăn liền là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam và được gìn giữ nhiều năm cho tới tận ngày hôm nay. Và xuất khẩu là một trong những phương pháp giúp món ăn này được biết đến rộng rãi hơn. Mì ăn liền hiện này đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Bài viết dưới đây, Lê Nguyễn Logistics sẽ giới thiệu đến bạn các quy trình thực hiện và một số lưu ý về thủ tục xuất khẩu mì ăn liền.
1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với mì ăn liền xuất khẩu
- Thứ nhất, Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
- Thứ ai, phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
2. Mã HS mì ăn liền
Mì ăn liền có mã HS thuộc nhóm 1920: Sản phẩm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghetti, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnocchi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến. Cụ thể:
- 190230 – Sản phẩm từ bột nhào khác:
- 19023020 – – Mì, bún làm từ gạo (kể cả bee hoon)
- 19023030 – – Miến
- 19023040 – – Mì ăn liền khác
- 19023090 – – Loại khác
3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu mì ăn liền
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu mì ăn liền gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Hợp đồng thương mại
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm mì ăn liền
4. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu mì ăn liền
4.1. Hồ sơ xuất khẩu mì ăn liền
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu mì ăn liền
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu mì ăn liền.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép xuất khẩu mì ăn liền do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu mì ăn liền.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
- Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định tại Nghị định và quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010, hiệu lực ngày 01/07/2011, đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản diễn giải về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất mì, phở ăn liền
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế khu vực sản xuất
- Quy trình sản xuất của sản phẩm và quy trình bảo quản
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện lao động về sức khỏe của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm
- Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm
- Thời gian sử dụng cho giấy phép này là 3 năm. Sau 3 năm, doanh nghiệp cần xin cấp lại với thủ tục và chứng từ tương tự
6. Các bước xuất khẩu mỳ ăn liền
Bước 1: Liên hệ người mua hàng ký hợp đồng mua bán sau đó thực hiện đóng hàng vô container sao cho hợp lý.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract.
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Bước 5: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 6: Hàng lên tàu rời bến.
Bước 7: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).
Bước 8: Sau khi có vận đơn có thể tiến hành làm C/O (nếu cần) và cung cấp toàn bộ chứng từ của lô hàng cho người mua.
Trên đây là một số những thông tin về Thủ tục xuất khẩu mì ăn liền mà Lê Nguyễn muốn cung cấp đến cho bạn.
>>> Xem thêm:
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Tel: 0866757460 Fax: 08 37246687
Handphone: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng