Thuốc bảo vệ thực vật (Pesticides) là một loại hóa chất được sử dụng để diệt các loài động vật hoặc vi khuẩn gây hại đến cây trồng hoặc các sản phẩm thực vật. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ như thuốc trừ sâu) có thể gây ra một số tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, do đó, việc sử dụng thuốc phải được tiến hành một cách cẩn thận và theo quy định của các cơ quan quản lý môi trường.
1. Điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Các tổ chức, cá nhân khi muốn nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật về Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây:
- Chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm cho mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
- Để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký;
- Chưa có trong Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
- làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thuốc trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục nhập khẩu phân bón
Tuy nhiên, nếu thuộc vào một trong số các trường hợp dưới đây, doanh nghiệp sẽ không cần phải có giấy phép nhập khẩu:
- Khi doanh nghiệp tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp, tổ chức, các nhân khác nhập khẩu lô hàng đó;
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không nằm trong Danh mục các loại thuốc yêu cầu phải có giấy nhập khẩu kể trên;
- Nhập khẩu thuốc BVTV phải được cơ quan chuyên ngành kiểm tra về chất lượng sản phẩm và chỉ được phép nhập khẩu khi lô hàng đạt chuẩn theo những quy định của pháp luật.
Liên hệ: Dịch vụ hải quan trọn gói
2. Mã HS code thuốc BVTV
3808: Mã HS đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật có mục đích trừ côn trùng, diệt cỏ, diệt các loài gặm nhấm gây hại, diệt nấm, điều hoà sinh trưởng cây trồng,… Trong đó:
- 380891: Mã HS code thuốc khử côn trùng.
- 380892: Mã HS code mặt hàng thuốc trừ nấm.
- 380893: Mã HS code mặt hàng thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và có tác dụng điều hoà sinh trưởng cây trồng.
- 380894: Mã HS code đối với thuốc khử trùng.
- 380899: Mã HS code đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác, ví dụ như bảo quản gỗ, diệt công trung, trừ nấm,…
3. Thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thuốc BVTV
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV
Đối với việc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, các doanh nghiệp phải Xin cấp giấy phép nhập khẩu thì mới được nhập khẩu hàng về. Hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép sẽ bao gồm các chứng từ, giấy tờ quan trọng dưới đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
- Doanh nghiệp phải nộp các giấy tờ, chứng từ chứng minh mình đáp ứng tất cả các điều kiện đã được quy định rõ ràng tại Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Quy trình xin cấp giấy phép nhập khẩu
Để được cấp giấy phép, đầu tiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ đã đề cập ở trên.
Sau đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ Đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật lên cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền trong ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật Việt Nam, cấp trung ương.
Mật khoảng 5 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ hợp lệ. Trong thời gian này, cơ quan kiểm dịch trung ương sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng và đưa ra quyết định cấp hay không cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối cấp giấy phép, cơ quan kiểm dịch sẽ thông báo cụ thể lý do với doanh nghiệp.
4. Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu
4.1. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
4.2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc BVTV
Doanh nghiệp nhập khẩu các loại thuốc trừ sâu đã có trong danh mục nhập khẩu của nước ta, tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu. Hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán (bản sao)
- Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật) (bản sao)
- Danh mục hàng hoá kèm theo (bản sao)
- Hoá đơn hàng hoá (bản sao)
- Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt) (bản sao)
- Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng (bản sao)
5. Thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cần những giấy tờ gì?
Sau khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan để tiến hành khai báo hải quan cho lồ hàng. Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:
– Invoice (Hoá đơn thương mại)
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hoá)
– Đơn đăng kiểm chất lượng nhà nước.
– Bill of Landing (Vận đơn)
– Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có.
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng