Ngành chăn nuôi nước ta được coi là một trong những ngành phát triển mạnh. Điều đó kéo theo nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi rất lớn. Vậy bạn có thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi bao gồm những gì không? Hãy cùng Lê Nguyễn Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thông tin về sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Bạn đang có ý định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi về để kinh doanh hay sử dụng cho trang trại chăn nuôi của bạn thì bạn cần phải nắm rõ được những quy định pháp luật hiện đang áp dụng cho loại mặt hàng này. Cụ thể những văn bản pháp luật bạn cần phải nắm rõ trước khi quyết định nhập khẩu là:
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.
2. Điều kiện để nhập khẩu
Trước khi bạn quyết định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thì bạn cần phải kiểm tra loại thức ăn bạn cần có nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của bộ NN Bộ NN&PTNT.
Nếu sản phẩm bạn cần chưa có trong danh mục được quy định tại Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hoặc danh mục bổ sung khác (nếu có), thì bạn cần phải thực hiện theo 2 bước sau đây nếu muốn nhập khẩu về nước (không xuất khẩu) và tiêu thụ trong nước:
Bước 1: Làm thủ tục công nhận chất lượng
- Nếu bạn muốn thức ăn chăn nuôi gia súc để được phép lưu hành ở Việt Nam thì bạn sẽ cần phải thực hiện thủ tục công nhận chất lượng. Nơi nhận thủ tục công nhận chất lượng của của bạn là tổng cục thủy sản (với thức ăn cho thủy sản) hoặc cục chăn nuôi (đối với thức ăn cho gia súc gia cầm).
- Những nội dung bạn cần chuẩn bị cho bộ hồ sơ đã được quy định tại điều 6.2.c của Thông tư 66/2011/BNNPTNT, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng việc được công nhận chất lượng chỉ là tạm thời và áp dụng cho lô hàng đầu tiên. Thế nên nếu bạn muốn nhập được những lô hàng tiếp theo thì bạn sẽ phải cẩn làm thủ tục để đưa sản phẩm của mình vào danh mục lưu hành tại Việt Nam.
Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Sau khi đã được công nhận chất lượng, hàng hoá của bạn sẽ được về cảng. Lúc này bạn cần phải mời những cơ quan kiểm định có thẩm quyền như Quacert, Quatest.. để lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra.
- Ngoài ra bạn cũng cần phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật. Nếu đạt yêu cầu thì bạn mới được tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan. Còn nếu không đạt thì sẽ phải tái xuất.
Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa
3. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
3.1. Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu
- Thức ăn chăn nuôi sẽ có mã HS thuộc nhóm 2309 . Đây là nhóm những mặt hàng được dùng trong chăn nuôi động vật.
- Thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng miễn thuế VAT hàng nhập khẩu, theo công văn số: 1165/TCT-CS, Ngày 05/04/2018.
3.2. Hồ sơ nhập khẩu
Khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam, bạn cần chuẩn bị các chứng từ bao gồm:
- Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
- Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
- Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
- Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
- Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản sao
- Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính ( trong trường hợp bạn muốn mang hàng hóa về kho bảo quan để chờ kết quả kiểm tra).
- Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam: 01 bản sao
Trên đây là thông tin về Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mà Lê Nguyễn Logistics muốn chia sẽ đến các bạn.
Xem thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng