Sạc pin dự phòng là một trong những mặt hàng được nhập khẩu khá nhiều về Việt Nam. Bởi nhu cầu mua và sử dụng sạc pin dự phòng cho thiết bị điện tử như điện thoại, ipad,… của mọi người đang tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Vậy quy định về chính sách nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Thủ tục nhập khẩu sạc pin dự phòng được thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết.
1. Quy định về chính sách nhập khẩu sạc pin dự phòng
Sạc pin dự phòng là thiết bị quen thuộc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Do đó, nhu cầu mua sản phẩm này tại thị trường trong nước tăng cao khá nhiều trong một vài năm trở lại đây. Vì vậy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã lựa chọn nhập khẩu sạc pin dự phòng về nước để đáp ứng cho nhu cầu mua và sử dụng của khách hàng trong nước.
Theo quy định hiện hành, sạc pin dự phòng là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Sản phẩm này cũng không có yêu cầu hay chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu sạc pin dự phòng về nước như bình thường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục nhập khẩu theo quy định. Trong trường hợp không tự thực hiện được thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cá nhân, doanh nghiệp nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
2. Mã HS của mặt hàng sạc pin dự phòng
Mã HS là thông tin quan trọng mà bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu về nước cũng cần có. Việc xác định chính xác mã HS cho hàng hóa thực tế nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm được chính sách về thuế và các quy định liên quan khi nhập khẩu mặt hàng này.
Để xác định được mã HS cho hàng hóa đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, thành phần cấu tạo, tài liệu kỹ thuật,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Trường hợp không xác định được mã HS, doanh nghiệp cần liên hệ với Cơ quan Hải quan để được hỗ trợ tra cứu.
Đối với mặt hàng sạc pin dự phòng, mã HS của sản phẩm này thuộc Chương 85 – Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên. Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm gồm:
- 85.06: Pin và bộ pin.
- 85.07: Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
Trong nhóm 85.06 và 85.07 bao gồm nhiều mã HS nhỏ mô tả chi tiết từng mặt hàng. Để biết được sạc pin dự phòng có mã HS như thế nào thì bạn cần căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu về để xác định.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu tai nghe có dây về Việt Nam bạn cần nắm chắc
3. Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu sạc pin dự phòng
Ngoài việc nắm chắc các thủ tục nhập khẩu, khi nhập sạc pin dự phòng về Việt Nam doanh nghiệp cũng cần biết được mặt hàng nhập khẩu về có chính sách thuế như thế nào?
Đối với mặt hàng sạc pin dự phòng, khi nhập khẩu về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể được xác định dựa vào mã HS áp dụng với hàng hóa thực tế nhập khẩu.
* Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu sạc pin dự phòng từ các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng được tất cả các điều kiện mà Hiệp định đưa ra.
4. Thông tin về thủ tục nhập khẩu sạc pin dự phòng cần thực hiện
So với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu sạc pin dự phòng không quá phức tạp. Bởi mặt hàng này không có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu theo quy định của Cơ quan Hải quan.
Về cơ bản, doanh nghiệp sẽ cần mở tờ khai và chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan theo quy định. Hàng được nhập về tại cửa khẩu hoặc cảng biển nào thì doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai tại đó.
Đối với hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa, người nhập khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan với giấy tờ, chứng từ được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/ TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư có thể nêu tên một số giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Bill of Lading (Vận tải đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O) Nộp trong trường hợp doanh nghiệp muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. (nếu có)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Sau khi mở tờ khai và nộp bộ hồ sơ hải quan cho Cơ quan Hải quan, doanh nghiệp tiến hành truyền tờ khai, đợi kết quả phân luồng tờ khai và hoàn tất các thủ tục thông quan hàng hóa theo hướng dẫn. Thông thường, tờ khai sẽ được phân vào 3 luồng:
- Tờ khai luồng xanh: Miễn kiểm tra thực tế hồ sơ và thực tế hàng hóa, lô hàng đủ điều kiện thông quan.
- Tờ khai luồng vàng: Tiến hành kiểm tra thực tế hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, lô hàng chưa đủ điều kiện thông quan.
- Tờ khai luồng đỏ: Tiền hành kiểm tra thực tế hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, lô hàng chưa đủ điều kiện thông quan.
Vì vậy, để đảm bảo thủ tục thông quan được tiến hành thuận lợi, doanh nghiệp nên chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết để hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.
Bài viết trên đây của Lê Nguyễn Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu sạc pin dự phòng về Việt Nam. Hy vọng, với chia sẻ này bạn đã biết được các thủ tục cơ bản cần thực hiện. Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu, bạn vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn Logistics.
Liên hệ tư vấn miễn phí
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng