Máy cắt sắt cầm tay là thiết bị đang được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng, sửa chữa,…hiện nay. Dòng máy này ra đời đã giúp cho công việc của những người thợ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Vậy thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt cầm tay cụ thể bao gồm những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Lê Nguyễn Logistics để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Chính sách nhập khẩu máy cắt sắt cầm tay
Căn cứ Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP, máy cắt sắt cầm tay không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối với những thiết bị, máy móc mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý kiểm tra chuyên ngành và xin giấy phép, doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan như thông thường.
Đối với những thiết bị, máy móc cũ đã qua sử dụng, khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải áp dụng theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.
2. HS code và thuế nhập khẩu máy cắt sắt cầm tay
Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, máy cắt sắt cầm tay thuộc phân nhóm 8467: Dụng cụ cầm tay, hoạt động bằng khí nén, thủy lực hoặc có gắn động cơ dùng điện hoặc không dùng điện. HS code cụ thể là: 84672900.
Thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy cắt sắt cầm tay cụ thể như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 15% (Căn cứ vào quyết định số 45/2017/QĐ-TTg).
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% (Căn cứ vào thông tư số 83/2014/TT-BTC).
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 10% (Căn cứ vào Nghị định số 57/2020/NĐ-CP).
- Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc khi có C/O form E: 0% (Căn cứ vào Nghị định số 153/2017/NĐ-CP).
3. Thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt cầm tay
3.1 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu
Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy cắt sắt bằng tay sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
- Tờ khai hải quan
- Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading)
- Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ lô hàng ( C/O form E/ D/AK/ AJ … )
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
3.2 Khai tờ khai hải quan nhập khẩu
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin khai báo nhập khẩu máy sản xuất dây cáp hoạt động bằng điện lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.
3.3 Mở tờ khai hải quan nhập khẩu
Khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan.
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Luồng đỏ: Kiểm tra thực tế hàng hóa
3.4 Thông quan hàng hoá và đưa hàng về kho
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có sai sót gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Doanh nghiệp đóng thuế nhập khẩu máy sản xuất dây cáp hoạt động bằng điện để thông quan hàng hóa và làm thủ tục cần thiết để mang về kho.
Trên đây là một số những thông tin về Thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt cầm tay và quy trình thực hiện mà Lê Nguyễn muốn cung cấp đến cho bạn.
Mọi liên hệ báo giá, góp ý hoặc yêu cầu tư vấn dịch vụ. Vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN
Add:131/6 Street 8, Linh Xuan Ward, Thu Duc District, Ho Chi Minh City,
Tel: 0866757460 Fax: 08 37246687
Handphone: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
Skype: thuytrinh10b
>>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục nhập khẩu máy trộn bột làm bánh