lenguyentst.com.vn
ARR

Thanh Toán L/C – Rủi ro và Cách Giảm Thiểu

Thanh toán L/C có lẽ chúng ta vẫn chưa thể lường trước được vô vàn rủi ro của phương thức thanh toán này. Bởi Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ trước nay vẫn được coi là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất. Ở bài viết này, chúng tôi muốn bạn hiểu được những rủi ro của thanh toán L/C và biết cách giảm thiểu những rủi ro này.

1. Thanh toán L/C là gì

Đây là phương thức thanh toán mà theo đó dựa theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ mở một thư tín dụng (văn bản bảo lãnh) cam kết với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu,…nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điểu kiện và điều khoản được quy định trong thư tín dụng (letter of credit)

Quy trình Thanh toán L/C

Thanh Toán L/C

1.Ký kết hợp đồng mua bán (Sales Contract)
2. Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết. Thực hiện ký quỹ (nếu có) theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu.
3. Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C chuyển tới ngân hàng đại lý của mình tại nước xuất khẩu.
4. Ngân hàng thông báo chuyển L/C gốc cho nhà xuất khẩu. Nhằm đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh (nếu có)
5. Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).
6. Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C. Các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
7. Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, chuyển tới ngân hàng phát hành. (hoặc ngân hàng thanh toán).
8.Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán L/C:
– Nếu không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
– Nếu phù hợp với quy định của L/C, tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu. (Đối với thanh toán L/C trả chậm).
9. Người xuất khẩu nhận được tiền
10. Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.

Sau đó nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ. Nếu phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ để nhận hàng.
Tuy nhiên, nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.

2. Rủi ro của thanh toán L/C

Thanh toán L/C mặc dù được coi là phương thức thanh toán an toàn nhất, được sử dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên thanh toán L/C cũng tồn tại một số rủi ro sau

Do thanh toán L/C chỉ dưa trên chứng từ nên sẽ xảy ra những tình huống rủi ro như sau:

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

Người thụ hưởng không giao hàng và chứng từ bị giả mạo
Người thụ hưởng giao hàng nhưng giao thiếu hoặc giao hàng hóa không đúng như chất lượng hàng đã thỏa thuận
Hàng hóa giao đúng thời gian giao hàng nhưng đến trễ
Rủi ro về tỷ giá khi áp dụng giá giao ngay tại thời điểm thanh toán
Rủi ro không thể lấy ký quỹ do ngân hàng phát hành bị phá sản

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C

Đối với ngân hàng cũng gặp không ít các rủi ro như:

Thứ nhất là rủi ro về tín dụng. Tức là ngân hàng có thể ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được khoản tiền đó. Ví dụ như là đối với ngân hàng phát hành LC khi nhận bộ chứng từ hợp lệ hoàn chỉnh thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho người hưởng lợi là các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên trong trường hợp này mà người nhập khẩu không còn khả năng thanh toán, hoặc phá sản thì lúc này ngân hàng phát hành sẽ có thiệt hại gắn liền với rủi ro đến từ tín dụng đó.

Tiếp theo là rủi ro liên quan đến lỗi chứng từ. Ví dụ đối với ngân hàng phát hành thì có một số dạng sai xót như sau: Thứ nhất là bộ chứng từ đó chưa hoàn chỉnh nhưng ngân hàng phát hành lại không phát hiện ra và vẫn tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Trường hợp thứ 2 là bộ chứng từ thanh toán LC hoàn chỉnh rồi nhưng ngân hàng phát hành lại cho rằng có lỗi cho nên là không thanh toán cho nhà xuất khẩu như vậy sẽ chịu rủi ro là bị nhà xuất khẩu kiện ngân hàng.

Trường hợp thứ 3 là ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nhưng quá thời hạn quy định và không còn quyền từ chối nữa và tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. Còn rủi ro nữa là liên quan đến tính chất gian lận. Ví dụ như nhà xuất khẩu người ta gian lận chứng từ để người ta lấy tiền thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu cấu kết với nhà nhập khẩu để có hành vi gian lận đối với ngân hàng.

Vì vậy, khi tiến hành các thủ tục thanh toán LC, có nhiều ngân hàng kiểm tra rất kĩ hồ sơ của người nhập khẩu và người xuất khẩu (người thụ hưởng), đồng thời khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Do đó, không phải đơn mở LC nào của doanh nghiệp cũng được ngân hàng chấp nhận.

3. Cách giảm thiểu rủi ro trong phương thức thư tín dụng chứng từ (L/C)

Có rất nhiều rủi ro khi làm thanh toán L/C, vì vậy cả phía người xuất khẩu và nhập khẩu cần có cách để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn phương thức thanh toán này.

Trước hết, đối với nhà nhập khẩu

Cần đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro giao hàng kém chất lượng hoặc không đủ về số lượng hàng của người bán như:

Tiến hành khảo sát, lựa chọn đối tác xuất khẩu có uy tín
Quy định các điểu kiện và điều khoản để nhà xuất khẩu thực hiện
Yêu cầu xuất trình các chứng từ kiểm định, giám định trước khi giao hàng của bên thứ ba.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa và thỏa thuận rõ ràng bên nào sẽ mua bảo hiểm hàng hóa
Áp dụng tỷ giá kỳ hạn khi thanh toán LC

Đối với ngân hàng phát hành

Thẩm định khách hàng cẩn thận trước khi cấp hạn mức tín dụng để đảm bảo khả năng tài chính, yêu cầu các thế chấp đảm bảo.
Kiểm tra thông tin khách hàng, hàng hóa,…đảm bảo không nằm trong danh sách cấm vận, hạn chế nhập khẩu.
Kiểm tra uy tín Người thụ hưởng bằng các công vụ sẵn có như AML, danh sách khách hàng tốt của nhà nhập khẩu
Hàng hóa phải được mua bảo hiểm
Nếu hàng giao bằng đường biển, phải yêu cầu trình đủ 3 bản vận đơn gốc, giao hàng theo lệnh và ký hậu để trống
Yêu cầu được sở hữu, kiểm soát hàng hóa
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Thường xuyên cập nhật các thay đổi mới của ICC

Mong rằng bài viết của Lê Nguyễn Logistics hữu ích với bạn.

>> Xem thêm: Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế

Liên hệ

Hotline/ Zalo: 0813892889

Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng