Là một trong những thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong hợp đồng ngoại thương, Shipment là một điều khoản quan trọng mà nhà xuất, nhập khẩu cần phải nắm rõ được. Vậy Shipment là gì? Điều khoản Shipment được quy định trong hợp đồng ngoại thương như thế nào?
1. Shipment là gì?
Shipment là giao hàng hóa cho đơn vị cung cấp các dịch vụ vận tải để vận chuyển. Dịch vụ vận tải ở đây có thể là đường bộ, đường biển, đường hàng không hay đường sắt.
2. Quy định về điều khoản Shipment trong hợp đồng ngoại thương
2.1. Điều khoản giao hàng
Một số nội dung quan trọng mà cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cần tiến hành thương lượng trong điều khoản giao hàng bao gồm:
- Thời gian giao hàng (Kết hợp với việc ràng buộc về thời gian, phương thức thanh toán);
- Địa điểm giao hàng;
- Phương thức giao hàng:
- Giao hàng từng phần hay một lần
- Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng
- Giao hàng đầy cont hay lẻ cont.
- Thông báo giữa hai bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
2.2. Thời gian giao hàng được quy định như thế nào?
Thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương do 2 bên tự thỏa thuận.
Xem thêm: Pre-carriage Là Gì? Có Tầm Quan Trọng Như Thế Nào?
2.3. Địa điểm giao hàng
Nếu giao hàng từ cảng đi tới cảng đích thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:
- Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of charging
- Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading
Nếu giao hàng từ sân bay đi tới sân bay đích thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:
- Tên sân bay đi = Loading Airport
- Tên sân bay đến = Discharging Airport
Nếu giao hàng theo điều kiện EXW hoặc DDP thì địa điểm giao hàng sẽ được ghi là:
- Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place
- Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of charging
- Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading
- Điểm đến cuối cùng = Final Destination
2.4. Các phương thức giao hàng trong thương mại quốc tế phổ biến hiện nay
- ExW (Ex Work): Giao hàng tại xưởng: Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng.
- FCA (Free carrier) – Giao cho người chuyên chở: Đối với điều khoản này, người bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cho đơn vị vận chuyển hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hay tại một địa điểm đã được chỉ định.
- CPT (Carriage Paid To) – Cước phí trả tới: Người bán là người gánh chịu mọi rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng tới tận địa điểm nhận hàng của người mua. Và bên cạnh đó, người bán cũng có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển.
- CIP (Carriage & Insurance Paid to) – Cước phí và bảo hiểm trả tới: Người bán giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm được thỏa thuận trước đó.
- FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu: Hàng hóa được giao cho người mua khi hàng được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng giao hàng chỉ định.
- FOB (Free on Board) – Giao hàng lên tàu: Việc mang hàng từ kho người bán ra cảng và xếp hàng lên tàu được người mua chỉ định do người bán chịu trách nhiệm. Thời điểm chuyển giao rủi ro sẽ là khi hàng hóa được giao qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
- CFR (Cost and Freight ) – Tiền hàng và cước phí: Người bán có nghĩa vụ đặt hàng lên trên boong tàu cho người mua.
- CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí: Người bán chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng hóa đã được giao xong lên tàu tại cảng bốc.
- DAP (Delivered At Place) – Giao tại địa điểm: Người bán có nghĩa vụ giao hàng tới địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó.
- DPU (Delivery at Place Unloaded) – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống: Người bán giao hàng theo địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó.
- DDP (Delivered Duty Paid) – Giao đã trả thuế: Người bán có nghĩa vụ giao hàng tới địa điểm cụ thể đã được người mua chỉ định trước đó.
Xem thêm: Freight Prepaid Là Gì? Có Gì Khác Với Freight Collect?
2.5. Thông báo giữa hai bên
Trước khi gửi hàng, người bán sẽ gửi tới người mua một số thông báo hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc chi tiết thời gian/địa điểm tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng tại địa điểm được quy định, người bán phải thông báo tình trạng hàng hóa đã được giao và kết quả của việc giao hàng tới người mua. Bên cạnh đó nhiều đơn vị nhập khẩu còn yêu cầu người bán cần thông báo trước khi tàu vào cảng dỡ hàng.
Trên đây là giải đáp một số thông tin liên quan tới Shipment là gì mà Lê Nguyễn Logistics muốn chia sẻ tới các bạn.
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng