Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ quy định kiểm soát nghiêm ngặt, và việc khai báo và nộp phí AFR là điều bắt buộc. Vậy phí AFR là phí gì? Những đối tượng cần phải nộp phí AFR? Và mức phí AFR phải đóng là bao nhiêu? Cùng Lê Nguyễn Logistics tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. AFR là phí gì?
AFR là viết tắt của cụm từ tiếng anh Advance Filing Rules (tạm dịch: quy định khai báo trước). Đây là phí khai manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hãng vận chuyển sẽ thu phí AFR để thực hiện việc khai báo thông tin về hàng hóa cho cơ quan Hải quan Nhật Bản trước khi phương tiện vận chuyển bắt đầu di chuyển ít nhất là 24 giờ. Việc khai báo này nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng buôn lậu hàng hóa và đảm bảo an toàn cho thị trường Nhật Bản.
Cục hải quan Nhật Bản đã thông báo việc áp dụng khai manifest bằng điện tử.
Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
2. Đối tượng cần phải khai AFR
Có hai nhóm đối tượng chính cần phải nộp và khai báo phí AFR, bao gồm:
- Hãng vận chuyển: Thực hiện khai báo theo chi tiết của Master B/L;
- Công ty giao nhận (Forwarder) hoặc NVOCC: sẽ chịu trách nhiệm khai báo theo House B/L.
3. Mức xử phạt đối khi vi phạm quy định về khai AFR
Từ ngày 01/03/2014, việc thực hiện khai báo AFR đã được áp dụng, tuy nhiên chưa có quy định xử phạt cho trường hợp khai báo chậm hoặc không khai.
Từ ngày 09/03/2014, bắt đầu áp dụng các khoản phạt đối với các trường hợp khai báo sai hoặc chậm trễ theo quy định.
Dưới đây là một số trường hợp sẽ bị xử phạt lên đến 5.000 USD hoặc 1 năm tù:
- Không khai báo AFR thì lô hàng sẽ không được đưa lên tàu;
- Không khai báo AFR mà vẫn cho ship hàng đi;
- Khai báo sai và không sửa hoặc điều chỉnh lại, cũng như không theo dõi hoàn tất hồ sơ.
Lưu ý: Nếu bạn có hàng nhập khẩu vào Nhật Bản, hãy đăng ký tài khoản khai manifest ngay để tránh việc chậm trễ trong quá trình nhập cảnh. Thời gian xử lý đăng ký một tài khoản khai manifest là khoảng 3-4 ngày làm việc (không tính ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật).
Thời gian khai báo manifest: Tối thiểu 24 giờ trước giờ tàu xuất phát từ cảng gốc đến Nhật Bản. Không chấp nhận bất kỳ sửa đổi nào sau khi tàu khởi hành. Hạn chót để khai báo AFR là trước 24 giờ tính từ thời điểm tàu rời khỏi cảng xuất hàng.
4. Mức thu phí AFR
Người chịu phí là nhà xuất khẩu.
Đơn vị thu phí thường là hãng vận chuyển, tuy nhiên, phí AFR không được thu như các phí dịch vụ khác. Mức tính phí AFR bao gồm: Phí phải trả + Tiền công khai báo thay người xuất khẩu.
Mức phí AFR giao động trung bình từ 25-40 USD/lô hàng (tức là 25-40 USD/bill), phụ thuộc vào từng hãng vận chuyển.
Mức phí AFR không được tính theo số lượng và khối lượng của hàng. Bạn có thể hiểu đơn giản là dù bạn vận chuyển 1 hay 100 container có chung 1 bill of lading thì mức phí vẫn chỉ là 25-40 USD.
Có thể bạn cũng sẽ quan tâm: HS code là gì? Các quy tắc tra mã HS code cần phải biết
5. Thông tin cần có để khai AFR
Thông tin cần cung cấp bao gồm:
- Tên, địa chỉ người gửi, tên người nhận và người thông báo thứ ba.
- Tên hàng hóa cụ thể, chi tiết và mã số hàng hóa. Việc mô tả hàng hóa chung chung sẽ không được chấp nhận, ví dụ như hàng phụ tùng, hàng điện tử hay thực phẩm,…
- Số cont và số seal của hàng.
- Vui lòng xem thêm quy định để biết nội dung chi tiết.
- Trong Phụ lục 3, các thông tin về ngày tháng bắt buộc phải được điền vào, trong Phụ lục 9 thì không yêu cầu phải điền.
Tóm lại, việc nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản bị kiểm soát nghiêm ngặt, và việc khai báo và thanh toán phí AFR cho hàng nhập khẩu là bắt buộc. Nếu có vi phạm, người xuất khẩu sẽ bị phạt tiền hoặc bị truy tố hình sự theo quy định của Hải quan Nhật Bản. Do vậy, những đối tượng liên quan cần phải nắm rõ quy định về phí AFR để hàng hóa được xuất/nhập khẩu suôn sẻ.
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng